Diễn Đàn Văn Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Văn Thơ

Giao Lưu Thơ Văn - Không Chính Trị - Tôn Giáo
 
Trang ChínhTrang Chính  Trang ChủTrang Chủ  Sự kiện  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share | 
 

 Những điều cần biết khi nhà có người thân mất <qua đời> đám ma ,đám tang , tang lễ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Bút Chì
Co-Admin
Co-Admin
avatar

Tổng số bài gửi : 33
Xem : 73229
Ngày Tham Gia : 09/04/2014

Những điều cần biết khi nhà có người thân mất <qua đời> đám ma ,đám tang , tang lễ Empty
30082015
Bài gửiNhững điều cần biết khi nhà có người thân mất <qua đời> đám ma ,đám tang , tang lễ

Những điều cần biết khi nhà có người thân mất đám ma ,đám tang , tang lễ

      thực ra theo phong tục Việt Nam từ xa xưa thì rất là nhiều việc phải làm nhưng bây giờ đã được đơn giản hóa nhiều.
trước tiên là ta nói đến những người gần chết được báo trước ví dụ như các cụ ở tuổi tri thiên mệnh rồi đến những bệnh nhân mà bệnh viện trả về hoặc là già cả sức khỏe yếu ớt đi nhờ thầy bấm xem ngày tháng có khả năng sẽ tử vong......
đối với những người này gia đình gần như là có sự chuẩn bị về mọi mặt về tang lễ nhưng những trường hợp này rất ít

Đối với những người già yếu, có những dấu hiệu gì báo trước giờ hấp hối mà ta có thể quan sát được?

- Xem thần sắc: chủ yếu xem hai đáy mắt còn tinh anh không hay đã đục mờ.

- Sờ chân tay xem còn nóng hay đã lạnh, người sắp chết thường lạnh từ đầu đến chân. Có người còn nhận biết mình đã chết đến đâu.

- Mạch rất trầm, có khi người còn sống nhưng không bắt mạch được nữa. Đối với người suy tim, sờ tưởng như tim đã ngừng đập, nhưng vì đập yếu nên không phát hiện được.

- Để một ít bông vào lỗ mũi mà bông không còn động đậy tức là đã tắt thở.

Có người đau ốm lâu dài, bỗng nhiên mạnh khoẻ trở lại rất tỉnh táo, nhiều khi đó là dấu hiệu của ngọn đèn hết dầu loé sáng lên để rồi tắt ngấm. Các cụ già thường bỏ ăn, hoặc là rất muốn ăn nhưng ăn được rất ít trước khi mất.

Cũng có trường hợp, mệnh đã tuyệt nhưng có lẽ vì nuối tiếc con cháu ở xa chưa gặp được, hoặc do được bổ xâm hồi dương với hy vọng trong muôn một có thể qua khỏi hoặc kéo thêm ít giờ để tránh ngày xấu như trùng tang, trùng phục... thì có thể kéo dài thêm chút ít.

Khi thân nhân sắp chết nên làm gì ?

- Dời người sắp mất sang phòng chính tẩm, đầu hướng về phía Đông.

- Hỏi xem có dặn dò trối trăng gì không

- Đặt thụy hiệu (tức tên hèm) rồi hỏi người đó có đồng ý không.

- Luôn luôn có người túc trực bên cạnh.

- Người có theo tôn giáo thì làm lễ cầu nguyện theo phép của từng tôn giáo

- luôn luôn phải ghi nhớ ngày giờ tử vong để các thầy xem ngày giờ nhập niêm và đưa tang hạ huyệt cho chuẩn 

- Chuẩn bị mọi thứ để tắm gội (làm lễ mộc dục) và khâm liệm (lễ nhập quan). hiện nạy ở một số nơi đều thuê người tắm cho người chết nhưng theo tôi gia đình nên tự tay tắm cho người thân 

Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan?

Vì đã có những trường hợp bị choáng, ngất, bất tỉnh nhân sự.

Người ta dùng mọi thủ thuật để kích thích thì hồi tỉnh, trong đó có thuật hú hồn hú vía.

Cũng có trường hợp đã tắt thở, tưởng là đã chết rồi nhưng sau một thời gian bỗng nhiên sống lại. Do đó với một hy vọng dầu mỏng manh, mặc dầu trong muôn một, người sống tiếc thương muốn cứu vãn... nên cầm chiếc áo quần của người đã tắt thở, leo lên mái nhà chỗ cao nhất hú "Ba hồn bảy vía ông" hoặc "Ba hồn chín vía bà" về nhập xác.

Hú ba lần không được thì cũng đành lòng chịu khâm liệm mà tin rằng như vậy hồn đỡ vất vưởng, biết tìm đường về nhà (Khâm liệm xong vẫn chưa nỡ đóng chốt áo quan). Đây là một phong tục chủ yếu đẻ thoả mãn tâm linh.

Khi thân nhân chết thì người nhà nên làm những gì ?

tôi chỉ nêu lên những việc làm đối với những trường hợp người già yếu, mất tại nhà, theo phong tục cổ truyền.
Trường hợp mất tại bệnh viện hoặc mất dọc đường, quán trọ, chết vì tai nạn, gươm súng, xe cộ, rắn độc, thuỷ hoả tai, chưa đúng kỳ đáng chết... không đủ điều kiện để thực hiện toàn bộ thao tác và nghi lễ, vậy nên châm chước, tùy nghi vận dụng:

1. Lễ hạ tịch Lễ mộc dục: (tắm gội)
Đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất 1 chốc rồi đưa lên lại, lấy nghĩa người bởi đất sinh ra thì khi chết lại về với đất (nhân sinh ư thổ, diệc hoàn ư thổ) hoặc để lấy đủ âm dương cho người chết, hoặc hy vọng rằng việc này có thể hoàn sinh khí cho người đã mất.

Lúc tắm gội cho người vừa chết thường vừa để sẵn một con dao nhỏ, một vuông vải (khăn), một cái lược, một cái thìa, một ít đất ở ông đồ rau, một nối nước ngũ vị hương và một nồi nước nóng khác.
Lúc tắm, vây màn cho kín, tang chủ quỳ xuống khóc, người hộ việc cũng quỳ rồi cáo từ rằng; "nay xin tắm gội để sạch bụi trần", xong phục xuống, đứng dậy.
Cha thì con trai vào tắm, mẹ thì con gái vào tắm.
Lấy vuông vải dấp vào ngũ vị, lau mặt, lau mình cho sạch rồi lấy lược chải tóc lấy sợi vải buộc tóc, lấy khăn khác lau hai tay hai chân, lại lấy dao cắt móng tay móng chân,mặc quần áo cho chỉnh. Móng tay móng chân gói lại trên để trên, dưới để dưới, để vào trong quan tài; dao, lược thìa và nước đem đi chôn; rước thi thể đặt lên giường.
khi có ngày giời nhập niệm ....................ta làm cáo phó
để thi thể đầu phải hướng vào trong nhà < người quay ra ma quay vào>

2. Sau lễ mộc dục thời gian chưa nhập quan:

Đắp chăn hoặc chiếu, buông màn, đặt một chiêc ghế con phía trên đầu, trên đó đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng một đôi đũa trên bát cơm và thắp hương.

Có địa phương còn có tục để thêm một con dao trên bụng, (có lẽ để trừ tà ma hay quỷ nhập tràng).

3. Lễ phạn hàm:

Lễ này theo tục xưa, bỏ gạo và tiền vào miệng tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn vong hồn đi đường xa được siêu thoát.
Lễ này ngày nay nhiều nơi đã bỏ, có nơi thay thế bằng may một cái túi, trong túi đựng một ít tiền gạo và một vài đồ lặt vặt mà khi sống, người đó hay dùng đến.

Theo "Thọ mai gia lễ", lễ này được tiến hành như sau:

Lấy ít gạo nếp xát cho sạch, ba đồng tiền mài cho sáng (nhà giàu thì dùng vàng hoặc viên ngọc trai).

Tang chủ vào khóc quỳ, người chấp sự cũng quỳ, cáo từ rằng: " nay xin phạn hàn, phục duy hâm nạp".
Người chấp sự lần lượt xướng "Sơ phạn hàm, tái phạn hàm, tam phạn hàm".
Tang chủ ba lần, mỗi lần xúc một ít gạo và một đồng tiền tra vào mồm bên phải, rồi đến bên trái, cuối cùng vào giữa.
Xong, bóp mồm lại, phủ mặt như cũ.

4. Lễ phạt mộc khâm liệm nhập quan:
lễ phạt mộc thường là nhờ các thầy pháp sư chuyên độ âm trừ đi tà tinh yêu quái sơn lâm còn bám tại gỗ quan tài không cho xâm phạm đến vong linh. nếu không có thầy thì gia đình nên dùng dao phay chém nhẹ vò 4 góc áo quan mồm thì đọc tà ma yêu quái quỷ hồn xuất ngay khỏi quan cấm xâm phạm. khi chém một lần thì hô tốc xuất. 

khi làm phạt mộc xong, Các con vào, con trai bên trái, con gái bên phải. Người chấp sự xướng. Tự lập (đứng gần vào), cử ai (khóc cả lên), quỳ. Chấp sự cũng quỳ mà cáo từ rằng "Nay được giờ lành, xin rước nhập quan". "Cẩn cáo" xong lại xướng: phủ phục (lễ xuống), hưng (dậy), bình thân (đứng thẳng).

Sau đó các con cháu tránh ra hai bên, người giúp việc quay nhâng nên nhâng xuống thi thể 3 lần và đều cầm tạ quan nâng lên để đưa người vào cho êm ái, đặt cho chính giữa quan tài, nếu có hở chỗ nào cần lấy áo cũ của người vừa mất bổ khuyết cho đầy đủ, rồi gấp dưới lên đầu trước, bên trái gấp trước, bên phải gấp sau, trên đầu gấp sau cùng, sơn nẹp đóng lại.
Chú ý: Những quần áo của người đang sống, hoặc quần áo mà người đang sống có mặc chung thì kiêng không được bỏ vào áo quan.

Đồ khâm niệm: nhà giàu dùng vóc nhiễu, tơ, lụa; nhà thường dùng vải trắng may làm đại liệm (1 mảnh dọc, 5 mảnh ngang) hoặc tiểu liệm (1 mảnh dọc 3 mảnh ngang).
Ngày trước, quy định đại liệm hay tiểu liệm vì khổ vải nhỏ.
Ngày nay, dùng vải khổ rộng, miễn kín chân, tay, đầu, gót là được.

"Tục ta đều tin theo thầy phù thuỷ pháp sư, trong quan tài thường có mảnh ván đục sao Bắc Đẩu thất tinh.
Trước khi nhập quan thường chọn giờ, tránh tuổi rồi dùng bùa nọ bùa kia dán ở trong, ngoài quan tài.
Có người cho là chết phải giờ xấu thì bỏ cỗ bài tổ tôm hoặc quyển lịch hoặc tàu lá gồi để trấn át ma quỷ" (Trích "Việt Nam phong tục"- Phan Kế Bính - tr.31)

Mọi việc xong thì sơn gắn quan tài cho kỹ càng, đặt chính giữa gian giữa, hoặc nhà còn người tôn hơn thì đặt sang gian cạnh.

Trường hợp chết đã cứng lạnh người co rúm không bỏ lọt áo quan thì làm thế nào?

Theo kinh nghiệm dân gian:
Hơ lửa và nắn dần cho thẳng ra, hoặc dùng cồn, rượu xoa bóp, nếu vẫn còn cứng lại thì có thuật dùng hai chiếc đũa cả để hai bên mép áo quan rồi cho thi hài lọt xuống dần, khi thi hài dã lọt vào áo quan rồi thì phải cắt bỏ những dây buộc chân, buộc tay, buộc vai, buộc mông để người chết có thể nằm thoải mái.


5. Lễ thiết linh: (Sau khi nhập quan)

Là lễ thiết lập linh vị, đặt bàn thờ tang.

Khi chưa chôn cất thì lấy lễ thờ người sống mà lễ, nên mỗi lần lạy chỉ lạy hai lạy, trong linh vị và khăn vấn dùng chữ "Cố phụ", "Cố mẫu" thay cho "Hiền thảo", "Hiền tỷ". 

6. Lễ thành phục:


trang phục tang lễ Con trai: đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ mất thì gậy vông vì quan niệm là công cha nặng hơn nghĩa mẹ).
Con dâu, con gái: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang.
Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng.
Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng.
Chị em gái: quấn vặn khăn trắng với tóc.

con cháu mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng.

Trước khi thành phục, nếu có khách đến thì người chủ tang chưa ra tiếp mà người hộ tang thay mặt tiếp khách và thông cảm với khách.

Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang.

Thổi kèn giải

Trong những ngày còn quan tài trong nhà, gia chủ thường mời những ban nhạc hiếu đến thổi kèn, sáo, đánh đàn, trống. Ngày nay, có thêm những ban kèn tây, đàn guitar, đàn ca tài tử cải lương, hoặc mời cả ban nhạc đồng tính luyến ái đến hát rất là phản cảm
Sau đó thân bằng cố Hưu, làng xã mới đến phúng viếng.

Khi đi dự Đám Tang:

Dù thân hay sơ, đã đến dự đám tang phải nghiêm túc, biểu lộ lòng thành kính đối với người đã khuất, tình ưu ái đối với tang quyến.
Thật là bất lịch sự nếu bô bô cười nói, đùa giỡn trong lúc tang chủ đau buồn.

Ở nông thôn, nhiều nơi còn tục lệ cỗ bàn ăn uống linh đình trong đám tang, nhưng khi ăn uống cười nói ầm ĩ thực không hợp tình, hợp cảnh chút nào.

Đành rằng việc ăn uống là không tránh khỏi, nếu có thể chỉ nên hạn chế trong số người đến giúp việc và thân nhân ở xa về.
Nên ra đối với bà con, làng xóm, khách, bạn thì tang lễ không phải là dịp để "Trả nợ miệng". Có vui vẻ gì trong lúc tang gia bối rối.

Nếu như theo tục lệ không bỏ được thủ tục rượu chè đình đám thì trong lễ tang, mọi người cũng nên tự kiềm chế mình, giúp được việc gì thì tận tình giúp đỡ, không tiện về nhà ăn cơm thì cũng không nên hạch sách, trách móc.

Thói cũ "Ma chê, cưới trách" có hay ho gì!

Cũng cần lưu ý các bạn trẻ: Khi đi dự đám tang không nên ăn mặc loè loẹt, hở hang, lố lăng, như vậy rất không hợp cảnh sẽ gây khó chịu cho nhiều người.

Khi ra đường gặp đám tang nên làm những gì ?

Nếu gặp đám tang ngược chiều, không ai bảo ai, dù vội đến đâu cũng đều xuống xe, kể cả người đi xe máy, xích lô đều ngả mũ nón, dắt bộ qua đám tang rồi mới lên xe. Ô tô thì chậm lại, không bóp còi.

Nếu đi cùng chiều, không tiện xuống xe thì đi chậm lại và ngả mũ.

Thân nhân đi tiễn đưa đều tự giác đi có hàng lối, trật tự. Lái xe đám tang ăn mặc theo lễ phục, tác phong cử chỉ rất nghiêm trang.

Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan?

Trong các ngôi mộ cổ khai quật được, ngoài các đồ trang sức của người chết, phía trong áo quan thường có lót lá chuối, giấy bản, chè búp, bỏng nếp hoặc khăn vóc áo nhiễu... Trong quan, ngoài quách, giữa quan và quách đổ cát vàng.
Các thứ đó đều là những chất hút ẩm và ngăn giữ khí hôi hám khỏi bốc ra ngoài, nhất là thời xưa chết xong chưa mấy ai đã chôn ngay, còn phải sắm đủ lễ vật, tế khí, còn phải xa gần phúng viếng linh đình, còn phải chọn ngày, chọn đất mới làm lễ an táng

. Cũng theo phong tục của ta sau khi chết 3 ngày thường nhờ các thầy phù thủy và pháp sư đến cúng lễ gọi là lễ phục hồn tam nhật để người chết được phục hồn và biết là mình đã chết và để con cháu cúng cơm canh.... hoặc các thầy cúng làm lễ cắt giải trùng tang nếu có trùng 

.thời bây giờ thường không để xác chết lâu ở trong nhà thường 1 đến hai hôm được giờ là chôn luôn chỉ trừ trường hợp chờ người thân đi xa về nhìn mặt lần cuối và chịu tang hoặc chết phạm vào ngày giờ......trùng tang ......... mới phải chọn ngày giờ chôn cất dài ra 
còn một số trường hợp ở các thành phố vì lý do nào đó mà phải làm tang lễ tại nhà tang lễ thành phố hoặc các bệnh viện thì theo phong tục cũng nên xem ngày giờ rồi đi ra đăng ký với nhà tang lễ hoặc xin số điện thoại của một ông thầy cúng và pháp sư nào đó trực tiếp gọi tại nhà tang lễ để chọn ngày giờ nhập niệm đưa tang vì các nhà tang lễ thành phố thường rất đông người đăng ký. nên ta cứ xin số gọi trực tiếp để thầy soi ngày giờ có được không và đăng ký để chọn được ngày giờ tốt .......theo các cụ nhà ta có nói có thờ có thiêng có kiêng có lành thôi thì việc tang gia nên cẩn thận vẫn hơn. nếu gia đình nào không có số của các thầy thì tôi xin cho các bạn số điện thoại của thầy trần cũng là một pháp sư có tâm các bạn cứ gọi trực tiếp SĐT: 0923090089
theo kinh nghiệm của tôi vì bây giờ không để xác chết người thân lâu trong nhà mà thường chôn ngay cũng nên khuyên các gia đình có người thân mất vào khoảng đêm hoặc tối thì cũng nên đi hỏi thầy xem giờ ngay đừng để đến sáng hôm sau mới xem ngày giờ đôi khi bỏ đi cái giờ nhập niệm tốt vào lúc buổi sáng. các bạn muốn xem ngày giờ hoặc có cần trợ giúp hoặc tư vấn vào những lúc này cũng nên gọi cho thầy trần SĐT: 0923090089
ST
Về Đầu Trang Go down

 Similar topics

-
» NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BIỆT THỰ CỔ HÀ NỘI
» Những điều cần biết khi du học Nhật Bản
» Vay thế chấp – những điều bạn cần biết
» Những điều cần biết về trang trí noel
» Những điều về cửa nhựa ABS Hàn Quốc mà bạn cần biết
Share this post on: reddit

Những điều cần biết khi nhà có người thân mất <qua đời> đám ma ,đám tang , tang lễ :: Comments

No Comment.
 

Những điều cần biết khi nhà có người thân mất <qua đời> đám ma ,đám tang , tang lễ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Văn Thơ :: Forum :: Phòng Văn Cộng Đồng (Gửi Bài Viết)-