Diễn Đàn Văn Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Văn Thơ

Giao Lưu Thơ Văn - Không Chính Trị - Tôn Giáo
 
Trang ChínhTrang Chính  Trang ChủTrang Chủ  Sự kiện  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share | 
 

 HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
nguoitruongphu
Điều Hành Viên
Điều Hành Viên
nguoitruongphu

Tổng số bài gửi : 385
Xem : 71525
Ngày Tham Gia : 25/06/2014

HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ Empty
25062014
Bài gửiHƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ

HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ Images?q=tbn:ANd9GcRX_oPDWKYQjvPvSFcUu9c0gNkHyJ63IZU67WMTjMW_5-LjN9Mi
Bài 1:


Mục đích tối cao của luật thơ là giúp cho ta phương tiện sáng tạo âm điệu một cách dễ dàng. Nhưng tuân theo luật thơ một cách ngoan cố thì sẽ làm cho tác phẩm có lúc bị miễn cưỡng, khô cứng mất đi cái hồn của thơ.


Cho nên ngoài luật thơ thì người làm thơ phải có hứng thú có ngoại vật cảm kích và phải có tính tình, có chân tâm như thế khi làm thơ tư tưởng mới không bi lạc đi nơi khác.


Dưới đây là môt số luật thơ cơ bản:


1. ÂM
+. Nguyên âm: gốc của một chữ hay nhiều chữ
- a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i,……
- oa, ua, ưa, ue, uê, uy, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, …
+. Phụ âm: những chữ khác nguyên âm
- b, c, d, g, h, l, m, n, p, q, r…
- ch, gh, kh, th, nh, ng, ....


2. THANH
+. Thanh Bằng: gồm các chữ không dấu và có dấu huyền
+. Thanh Trắc: gồm các chữ có dấu sắc, hỏi, ngã và nặng


3. VẦN : là hai chữ có cùng âm và cùng thanh


4. VẬN: là cách gieo vần trong câu, có một số cách gieo vần như sau:
+. Cước vận : là cách gieo vần ở cuối câu
+. Yêu vận : là cách gieo vần ở giữa câu
+. Liên vận : là cách gieo vần ở hai câu đi liền nhau
+. Cách vận : là cách gieo vần ở hai câu cách nhau
+. Chính vận : là vần mà hai chữ hoàn toàn giống nhau về âm
+. Cưỡng vận : là vần mà hai chữ có âm tương tự nhau
+. Liên châu vận: là cách gieo vần nối liền nhau như chuỗi hạt châu


5. ĐIỆU
+. Điệu là nhịp, là tiết tấu, là âm tiết.
+. Thi điệu lấy câu làm âm tiết, câu lại có âm tiết của câu, gọi là cú điệu. Mỗi cú điệu gồm nhiều âm tiết, tức nhiều nhịp.


(sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down

 Similar topics

-
» hướng dẫn cách
» hướng dẫn cách
» Hướng dẫn cách sử dụng máy bộ đàm
» Hướng dẫn cách chơi Raz
» Hướng dẫn cách chơi Raz
Share this post on: reddit

HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ :: Comments

nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Wed Jun 25, 2014 4:56 pm by nguoitruongphu
Bài 2:

TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
(Phần đầu)


Từ là gì?
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.


Ví dụ:
nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì,...
đường sắt, sân bay, dạ dày, đen sì, dai nhách...


1. Đơn vị cấu tạo


Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các âm tiết.


Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị, nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau.


1.1. Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết (morphemesyllable) – âm tiết có giá trị hình thái học


- Về hình thức, nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên được gọi là âm tiết (syllable).
- Về nội dung, nó là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện. Chí ít nó cũng có giá trị hình thái học (cấu tạo từ). Sự có mặt hay không có mặt của một tiếng trong một "chuỗi lời nói ra" nào đó, bao giờ cũng đem đến tác động nhất định về mặt này hay mặt khác.


Ví dụ:
đỏ – đo đỏ – đỏ đắn – đỏ rực – đỏ khé – đỏ sẫm...
vịt – chân vịt – chân con vịt...


1.2. Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ... không phải tiếng (hình tiết) nào cũng như nhau


Trước hết có thể thấy ở bình diện nội dung:


a. Có những tiếng tự nó mang ý nghĩa, được quy chiếu vào một đối tượng, một khái niệm như: cây, trời, cỏ, nước, sơn, hoả, thuỷ, ái...


b. Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu được vào một đối tượng, một khái niệm, nhưng có sự hiện diện của nó trong cấu trúc từ hay khong, sẽ làm cho tình hình rất khác nhau. Đó là chưa kể không ít trường hợp đã tìm ra nghĩa của chúng trong quá khứ lịch sử của tiếng Việt. Chúng, nhiều khi là kết quả của hiện tượng hao mòn ngữ nghĩa (desemantic) đến mức tối đa như vẫn thường gặp. Ví dụ: (dai) nhách; (xanh) lè; (áo) xống; (tre) pheo; (cỏ) rả; (đường) sá; (e) lệ; (trong) vắt; (nắng) nôi;...


c. Có những tiếng tương tự như loại b. vừa nêu, nhưng chúng lại xuất hiện trong những từ mà tất cả các tiếng tham gia tạo từ đều như thế cả (đều không quy chiếu vào một khái niệm, một đối tượng, nếu tách rời nhau). Ví dụ: mồ – hôi – bồ – hòn – mì – chính – a – pa – tít... Các từ ở đây có thể thuộc nguồn gốc Việt như: mồ hôi, bồ hòn... nhưng cũng có thể thuộc nguồn gốc ngoại lai như: mì chính, a-pa-tít...


Sự tranh luận về giá trị và ý nghĩa của tiếng, thực sự chỉ tập trung ở những tiếng thuộc loại b. và c., nhất là loại c. Tuy nhiên, tư cách và giá trị tương đương với hình vị trong tiếng Việt vẫn có thể chứng minh được (mặc dù chưa thực sự có sức thuyết phục tuyệt đối cho tất cả mọi trường hợp) qua các hiện tượng tách rời, lặp, chen thành tố, rút gọn... Ví dụ:
sung sướng – ăn sung mặc sướng
(quần) xi mi li – (quần) xi
v.v...


Mặt khác, cũng cần thấy rằng các tiếng thuộc loại c. này không chiếm số lượng nhiều trong tiếng Việt; và đa số trong số đó lại thuộc nguồn gốc ngoại lai. Chúng thuộc phạm vi ở vùng biên chứ không phải ở vùng tâm của tiếng Việt. Hơn nữa, mặt dù chưa có những chứng cứ đầy đủ về mặt tâm lí ngôn ngữ học, nhưng chúng ta cũng phải lưu ý đến một điều là: trong ứng xử ngôn ngữ, dường như người Việt luôn luôn có tâm lí chờ đợi ở mỗi tiếng (bất kể tiếng đó như thế nào) một phần nghĩa nào đấy; hoặc sẵn sàng cấp cho nó một nghĩa nào đấy. Nếu không vậy thì làm sao người ta có thể chấp nhận được những tiếng, những câu như sau: “Trời đất khen sao khéo khéo phòm” của Hồ Xuân Hương?


Nói tóm lại, trong Việt ngữ học hiện nay, nếu lấy tiêu chí “có chỉ ra, có quy chiếu vào đối tượng nào, khái niệm nào hay không” thì người ta vẫn quen phân loại và gọi các tiếng thuộc loại a. kể trên là loại tiếng có nghĩa; còn các tiếng thuộc loại b. và c. là tiếng vô nghĩa.


1.3. Về năng lực hoạt động ngữ pháp, có thể căn cứ vào tiêu chí: “có khả năng hoạt động tự do hay không” để chia các tiếng thành hai loại:


x – Loại tiếng tự do: Có thể hoạt động tự do trong lời nói với tư cách từ. Thật ra thì chúng là những tiếng mà tự thân một mình đã đủ khả năng tạo thành từ. Chẳng hạn: làng, xã, người, đẹp, nói, đi...


y – Loại tiếng không tự do: Loại này gồm hai nhóm:


+ Những tiếng không tự do nhưng tự thân chúng có mang nghĩa: thuỷ, hoả, hàn, trường, đoản, sơn...
+ Những tiếng không tự do mà tự thân không mang nghĩa: (lạnh) lẽo; (đen) nhánh; mồ, hôi, cà, phê...


Tuy nhiên, ranh giới của các loại tiếng không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Cần phải lưu ý đến những trường hợp trung gian giữa loại này với loại kia, phạm vi này với phạm vi kia.


(Nguồn Dây Tơ Hồng)
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Wed Jun 25, 2014 4:57 pm by nguoitruongphu
Bài 3:


TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
(Phần hai)



2. Phương thức cấu tạo


Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng các dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo lối nào đó.


2.1. Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng.


Ví dụ: tôi, bác, người, nhà, cây, hoa, trâu, ngựa...
đi, chạy, cười, đùa, vui, buồn, hay, đẹp...
vì, nếu, đã, đang, à, ư, nhỉ, nhé...


2.2. Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép


Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt như sau:


Từ ghép đẳng lập. Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng.


Thứ nhất, các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau.


So sánh: ăn ≠ ăn ở ≠ ăn nói ≠ ở ≠ nói...


Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống...


Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ.


Từ ghép chính phụ. Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cái, dưa hấu, cỏ gà... xấu bụng, tốt mã, lão hoá... xanh lè, đỏ rực, ngay đơ, thằng tắp, sưng vù...


(Nguồn Dây Tơ Hồng)

nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Wed Jun 25, 2014 4:57 pm by nguoitruongphu
Bài 4:


TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
(Phần ba)


2. Phương thức cấu tạo (Tiếp theo)


2.3. Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm).


Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt.


Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (chẳng hạn như: người người, nhà nhà, ngành ngành... thì ta có dạng láy của từ chứ không phải là từ láy. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, có thể phân loại từ láy như sau:


Từ láy gồm hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi) có các dạng cấu tạo sau:


Láy hoàn toàn. Gọi là láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối của chúng rất nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố được gọi là yếu tố láy. Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:


a. Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tố được nói nhấn mạnh hoặc kéo dài). Ví dụ: cào cào, ba ba, rề rề, lăm lăm, khăng khăng, kìn kìn, lù lù, lâng lâng, đùng đùng, hây hây, gườm gườm, đăm đăm...
b. Lớp từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu. Nguyên tắc đối thanh điệu ở đây là: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; và bằng đứng trước, trắc đứng sau.


BẰNG............................TRẮC
Ngang (1)...............Hỏi (4) Sắc (5)
Huyền (2)...............Ngã (3) Nặng (6)


Ví dụ: đo đỏ, ra rả, hây hẩy, hau háu, hơ hớ, ngay ngáy, phơi phới, sừng sững, chồm chỗm, vành vạnh, lừng lững, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng...
Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một số ngoại lệ như: cỏn con, dửng dưng, mảy may, cuống cuồng...
c. Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hoá:


m – p ng – c
n – t nh – ch


Ví dụ: ăm ắp, chiêm chiếp, cầm cập, lôm lốp, hèm hẹp...
chan chát, khin khít, sồn sột, thon thót, ngùn ngụt...
khang khác, vằng vặc, rừng rực, phưng phức, phăng phắc...
anh ách, chênh chếch, đành đạch, phành phạch, rinh rích...
Thanh điệu của các yếu tố trong mỗi từ vẫn tuân theo quy luật của lớp b.


Láy bộ phận. Những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phần vần thì được gọi là láy bộ phận. Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hai lớp.


a. Lớp từ láy (điệp) âm đầu, đối ở phần vần. Ví dụ như: bập bềnh, cò kè, ho he, thơ thẩn, đẹp đẽ, làm lụng, ngơ ngác, say sưa, xoắn xuýt, vồ vập, hấp háy...


Trong lớp này, có những từ xét về mặt lịch sử vốn không phải là từ láy, nhưng vì quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố của chúng mất dần đi, làm cho quan hệ ngữ âm ngẫu nhiên giữa các yếu tố đó nổi lên hàng đầu, và hiện giờ người Việt nhất loạt coi chúng là từ láy. Ví dụ: chùa chiền, tuổi tác, giữ gìn, sân sướng... Nghĩa của những từ như vậy được tổ chức theo kiểu của các từ tre pheo, chó má, đường sá, xe cộ, áo xống...


Trong khi xét sự đối vần ở đây, cũng cần lưu ý tới hiện tượng đối ứng ở âm chính. Hiện tượng này không phải là quy luật toàn thể, nhưng đều đặn ở một số nhóm từ.




u đối với i: cũ kĩ, hú hí, xù xì, tủm tỉm, mũm mĩm...
ô – ê: ngô nghê, xồ xề, hổn hển, thỗn thện...
o – e: ho he, vo ve, khò khè, võ vẽ, nhỏ nhẻ...
i – a: hỉ hả, rỉ rả, xí xoá, hí hoáy...
u – ă: tung tăng, hung hăng, vùng vằng, thủng thẳng...
u – ơ: ngu ngơ, rù rờ, khù khờ, cũn cỡn...
ô – a: bỗ bã, hốc hác, mộc mạc, ngột ngạt...
ê – a: nghê nga, khề khà, rề rà, xuề xoà, hể hả...




b. Lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu. Ví dụ như: bâng khuâng, bơ vơ, lừng chừng, lù đù, lã chã, càu nhàu, lỗ mỗ, thao láo, hấp tấp, tủn mủn, lụp xụp, lảng vảng, lúng túng, co ro, lan man, làng nhàng...


Gần nửa số lượng từ láy vần có âm đầu của tiếng thứ nhất là âm /l-/ và phần lớn chúng có chứa một tiếng còn rõ nghĩa. Tuy vậy, vẫn có không ít từ mà cả hai tiếng đều không rõ nghĩa, ví dụ: bải hoải, hấp tấp, lập cập, bầy hầy, thình lình, liểng xiểng, xớ rớ, lấc cấc...


Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng. Tuy vậy, từ láy ba tiếng dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, còn từ láy bốn lại dựa trên cơ chế láy bộ phận là chủ yếu. Ví dụ: khít khìn khịt, sát sàn sạt, dửng dừng dưng, trơ trờ trờ... đủng đà đủng đỉnh, lếch tha lếch thếch, linh tinh lang tang, vội vội vàng vàng...


Trên thực tế, số lượng từ láy ba tiếng và bốn tiếng không nhiều. Mặt khác, có thể coi chúng chỉ là hệ quả, là bước "tiếp theo" trên cơ chế láy của từ láy hai tiếng mà thôi. Từ láy ba là láy toàn bộ kèm theo sự biến thanh và biến vần (ví dụ: nhũn – nhũn nhùn nhùn; xốp – xốp xồm xộp...). Nhiều khi ta gặp những "cặp bài trùng" giữa từ láy hai tiếng và ba tiếng như: sát sạt – sát sàn sạt; trụi lủi – trụi thui lủi; nhũn nhùn – nhũn nhùn nhùn; khét lẹt – khét lèn lẹt... Từ láy bốn tiếng thì tình hình cấu tạo có đa tạp hơn. Có thể là:


- "Nhân đôi" từ láy hai tiếng nhưng biến vần của tiếng thứ hai thành e, a, ơ, à cho phù hợp, hài hoà về âm vực giữa các vần, các thanh:


vớ vẩn → vớ va vớ vẩn
lề mề → lề mà lề mề...


- "Nhân đôi" từ láy hai tiếng nhưng biến đổi sao cho hai tiếng đầu có thanh điệu thuộc âm vực cao, hai tiếng sau mang thanh điệu âm vực thấp: bồi hồi – bổi hổi bồi hồi.
- "Nhân đôi" từng tiếng của từ láy hai tiếng:


hùng hổ → hùng hùng hổ hổ
vội vàng → vội vội vàng vàng...


- Thực hiện cách thứ ba vừa nêu, nhưng biến âm đầu của tiếng thứ nhất và thứ ba thành /l-/:


nhồm nhoàm → lồm nhồm loàm nhoàm
thơ thẩn → lơ thơ lẩn thẩn...


Ngoài ra, còn có một số từ khác không cấu tạo theo các cách nêu trên; hoặc từ một từ gốc có thể cấu tạo hai từ láy bốn tiếng chứ không phải chỉ có một. Chẳng hạn: bù lu bù loa; bông lông ba la... hoặc bắng nhắng – bắng nha bắng nhắng; bắng nhắng bặng bặng nhặng...


Sự biểu đạt ý nghĩa của từ láy rất phức tạp và rất thú vị, nhất là ở nhiều nhóm từ cùng có khuôn cấu tạo lại có thể có những điểm giống nhau nào đó về nghĩa. Điều này cần được khảo sát riêng tỉ mỉ hơn.


2.4. Từ các kiểu từ đã trình bày trên đây, tiếng Việt còn có một lớp từ mà người bản ngữ hiện nay không thấy giữa các thành tố cấu tạo (các tiếng) của chúng có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa.


Vì vậy, từ góc độ phân loại, cần tách chúng ra và gọi là các từ ngẫu hợp với ngụ ý: các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một cách ngẫu nhiên. Lớp từ này có thể bao gồm:


- Những từ gốc thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, mồ hóng, mồ hôi, kì nhông, cà nhắc, mặc cả...


- Những từ vay mượn gốc Hán (hoặc phiên âm qua âm Hán Việt) thông qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ (trong số này có những từ mà từng thành tố của chúng trước đây vốn rõ nghĩa, nhưng nay không được người Việt nhận thức nữa).


Ví dụ: mâu thuẫn, hi sinh, trường hợp, kinh tế, câu lạc bộ, mì chính, tài xế, vằn thắn, lục tàu xá...


- Những từ vay mượn gốc Ấn-Âu qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ như: a-xít, mit tinh, sơ mi, tùng bê, mùi xoa, xà phòng, cao su, ca cao, hắc ín, sô-cô-la...


Bộ phận từ này trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng do các mối quan hệ quốc tế mở rộng, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, vay mượn và du nhập từ ngữ, nhất là trong lĩnh vực thông tin, khoa học và kĩ thuật.


(Nguồn Dây Tơ Hồng)
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Wed Jun 25, 2014 4:58 pm by nguoitruongphu
Bài 5:


TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
(Phần cuối)


3. Biến thể của từ


Trong hoạt động của mình, một số từ tiếng Việt có thể có biến động về cấu trúc. Tuy nhiên, cần nói rằng đó không phải là những biến dạng theo nguyên tắc hình thái học như các dạng thức khác nhau của từ trong ngôn ngữ biến hình. Ở đây chúng thường chỉ được coi là dạng lâm thời biến động hoặc dạng "lời nói" của từ. Có nghĩa rằng, những biến động ấy không đều đặn, không thường xuyên ở tất cả mọi từ. Chúng chỉ lâm thời xảy ra ở một số từ trong một số trường hợp sử dụng mà thôi. Đại thể có những dạng biến động như sau:


3.1. Biến một từ có cấu trúc lớn, phức tạp hơn sang cấu trúc nhỏ, đơn giản hơn. Thực chất đây là sự rút gọn một từ dài thành từ ngắn hơn.
Ví dụ:
ki-lô-gam → ki lô/ kí lô/ ký
(ông) cử nhân → (ông) cử
(ông) tú tài → (ông) tú


Xu hướng biến đổi này không có tính bắt buộc, không đều đặn ở mọi từ, và nhiều khi chỉ vì lí do tiết kiệm trong ngôn ngữ. Không phải ngày nay tiếng Việt mới có hiện tượng rút gọn như vậy, mà những cặp từ song song tồn tại giữa một bên là từ đa tiết với một bên là từ đơn tiết chứng tỏ rằng hiện tượng này đã có từ lâu.


Chẳng hạn:
ve ve → ve
bươm bướm → bướm
đom đóm → đóm


Rất nhiều tên gọi các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo, các danh nhân, địa danh... trong tiếng Việt ngày nay đã được rút gọn lại như vậy. Ví dụ:
Đảng Cộng sản Việt Nam → Đảng
hợp tác xã → hợp


Xu hướng biến đổi một từ đơn giản thành một từ có cấu trúc phức tạp hơn, trong tiếng Việt hiện nay không thấy có. Rất có thể vì nó trái với nguyên tắc tiết kiệm mà người sử dụng ngôn ngữ thường xuyên phải tính đến.


3.2. Lâm thời phá vỡ cấu trúc của từ, phân bố lại yếu tố tạo từ với những yếu tố khác ngoài từ chen vào.
Ví dụ:
khổ sở → lo khổ lo sở
ngặt nghẽo → cười ngặt cười nghẽo
danh lợi
+ ham chuộng → ham danh chuộng lợi


Sự biến đổi theo kiểu này rất đa dạng, nhằm nhiều mục đích. Cũng có khi người nói, với dụng ý ít nhiều mang tính chơi chữ, đã phá vỡ cấu trúc từ để dùng yếu tố tạo từ với tư cách như một từ.
Ví dụ:
tìm hiểu → tìm mà không hiểu
đánh đổ → đánh mãi mà không đổ...


(Nguồn Dây Tơ Hồng)
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Wed Jun 25, 2014 4:59 pm by nguoitruongphu
Bài 6:


QUI TẮC LÀM THƠ


1/ TIẾNG BẰNG TIẾNG TRẮC


Theo chữ Quốc Ngữ , thì Tiếng BẰNG là những tiếng có giọng êm dịu và có thể đọc kéo dài ra được như chữ không có dấu gọi là giọng bằng cao và chữ có dấu huyền gọi là giọng bằng thấp .


Tiếng TRẮC là những tiếng có giọng ngắn ngủn , không đọc dài ra được, như những tiếng có chữ C , CH , P , T đứng ở cuối tiếng và những tiếng có dấu sắc, ngã , hỏi, nặng .


Vì âm hưởng tiếng Bằng và tiếng Trắc , khác nhau như thế cho nên phải xếp những tiếng ấy cho khéo thì mới tạo thành ra một thứ âm điệu nghe hay và dễ đọc . Nếu không , thì đọc lên sẽ sượn và nghe chướng tai


2/ TIẾNG BỔNG TIẾNG TRẦM


Trong những tiếng BẰNG và tiếng TRẮC , tiếng nào cũng có thứ tiếng BỔNG và tiếng TRẦM .


Tiếng BỔNG trong tiếng Bằng là những tiếng KHÔNG có dấu huyền


Ví dụ: chữ La


Tiếng TRẦM là những tiếng Có dấu huyền .


Ví dụ: chữ Là


Khi ta đọc chữ La và chữ Là tuy hai chữ cùng là tiếng bằng, song hai chữ đó có âm giọng khác nhau, chữ Là nghe thấp giọng hơn chữ La




Tiếng BỔNG trong tiếng Trắc là những tiếng có dấu sắc và dấu ngã


Ví dụ: Lá , Lã


Tiếng TRẦM là những tiếng có dấu hỏi và đấu nặng


Ví dụ: Lả , Lạ


Nếu chúng ta biết sắp xếp đúng tiếng Trầm và tiếng Bổng thì bài thơ nghe du dương hơn .
Dầu vậy khi làm thơ Lục Bát thì câu Bát chữ thứ 6 là tiếng Trầm thì chữ thứ 8 phải là tiếng Bổng
Hoặc nếu trong câu bát chữ thứ 6 là tiếng Bổng thì chữ thứ 8 phải là tiếng Trầm, nói cho dễ hiểu hơn là


Trong câu BÁT , chữ thứ 6 là KHÔNG DẤU thì chữ thứ 8 phải là dấu HUYỀN
Nếu chữ thứ 6 la`dấu HUYỀN thì chữ thứ 8 phải là KHÔNG DẤU
Đó là luật định cho câu thơ Lục Bát


3/VẦN


Làm thơ thì phải có vần thì đọc nghe êm và trôi chảy . VẦN nghĩa là tiếng này với tiếng kia có cùng âm-hưởng . Tiếng bằng vần với tiếng bằng , tiếng trắc vần với tiếng trắc, khi hai tiếng đồng một giọng phát âm thì thành vần được . Hai tiếng không đúng vần với nhau thì âm điệu sẽ lạc như vậy là trái luật thơ


a) Những tiếng có chữ nguyên âm như : a , e , ê , i , o , ô , ơ , u , ư đứng ở cuối tiếng, thì theo tiếng bằng tiếng trắc mà vần với tiếng khác cũng có một chữ nguyên-âm đồng loại đứng ở cuối tiếng


B) Những tiếng có chữ phụ âm như: c , ch , m , n , ng , nh , p , t đứng cuối tiếng, thì nhất định phải vần với tiếng khác cũng có phụ-âm đồng loại đứng ở cuối tiếng


Vần chia ra làm hai loại : vần bằng và vần trắc .


Vần bằng là những tiếng bằng vần với nhau, vần trắc là những tiếng trắc vần với nhau


Mỗi loại vần ấy lại chia ra làm hai thứ vần, là vần chính và vần thông


A/ Vần chính


Vần chính của vần bằng - là những tiếng cùng đồng một âm vần với nhau như : ơ vần với ơ , ân vần với ân hay uôn vần với uôn


Ví dụ:


Hôm nay tôi học làm thơ
Ðọc xong đường luật muốn mờ mắt luôn
Khi làm thơ phải cho suôn
Luật thơ Bằng Trắc vô khuôn Âm Vần






Vần chính của vần trắc- là những tiếng cùng đồng một âm vần trắc với nhau như : ở vần với ở , ước vần với ước


Ví dụ:


Nhìn cúc tím vàng tươi chợt nở
Giống tình anh mới trở cơn say


Anh ở đó luôn chờ đợi ước
Mùa Thu nào sẽ bước bên nhau




B/ Vần thông


Vần thông là những tiếng tuy không cùng một âm như các vần chính , nhưng có thể hợp để vần với nhau , do nơi sự vận dộng của môi và lưỡi khi phát âm nghe gần như giống nhau nên người ta gọi là vần thông
Sau đây là những vần ta có thể thế vô cho vần để được linh hoạt hơn trong khi làm thơ .


1/ Vần thông của vần bằng
a) những vần thông có chữ nguyên-âm đứng ở cuối tiếng


a, ơ --> thông với nhau được


Vidụ :


Vần thông ghép chữ như là
Đi chung được với chữ tờ này đây


Ví dụ: ơ, ư


Ơ Ư cũng dễ lắm cơ
Bây giờ bạn ráp chữ thư được mà


Ví dụ: e, ê, i


Nhờ E có nghĩa là nhe
Gờ hÌ ta có ôm ghì đầu thôi


có ai nhức đầu hong vậy ?


Thêm câu hỏi cái chữ gì ?
Vì vô đây học nhớ về vần thông


Ví dụ: o, ô, u


Hôm nay trời có mưa to
Nhớ mở nắp hồ cho nước chảy vô (lục bát biến thể )
Đầy rồi thì hứng thêm lu
Phòng khi cúp nước khỏi lo sợ gì


Ví dụ: ai, ay
Mong rằng trời nắng ngày mai
Bao nhiêu bạn đến hăng say làm bài


ai, oi, ôi, ơi, ươi, ui
ao, eo, êu, iêu, iu, ưu


B) Những vần thông có phụ âm đứng cuối tiếng


am, ơm --> đi chung với nhau được
ăm, âm
êm, im
an, ơn
ăn, ân, uân


en, in, iên, uyên
on, ôn, uôn
on, un
ang, ương --> nhưng không đi được với uông


ăng, âng , ưng
ong, ông, ung
uông, ương
anh, ênh, inh --> đi chung với nhau được


2/ Vần thông của vần trắc


é, ị --> đi chung với nhau được
ổ, ũ
ọ, ủa
ĩa, uệ
áo, iễu
ói, ủi
ác, ước
ấc, ực
ạm, ợm
ặn, ẩn
óng, úng
ật, ắt
ật, ứt
út, uốt


** Có bốn điều hệ-trọng nên nhớ trong sự gieo vần quốc-ngữ


1.- Trong sự gieo vần quốc-ngữ, có ba âm: a, ă, â ghép với một phụ-âm c, m, n, p, t thành một âm ghép như:


ac, ăc, âc
am, ăm, âm
an, ăn, ân
ap, ăp, âp
at, ăt,ât


những vần ghép ấy chỉ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trên ví dụ:


Bát thông được với bắt, bất mà không thông được với cắt , cất, mắt, mất
Lam đi với lăm, lâm, nhưng không thông với băm, bâm, trăm, trâm
Quan đi với quăn, quân, nhưng không thông với chăn, chân, nhăn, nhân v.v... Đó là do cách hiệp vận do âm-điệu điều-hoà mà thành lệ


2.- Khi có vần ghép bằng hai hay ba chữ nguyên-âm với một phụ- âm đứng cuối như: iên, uyên, uân, uôn, thì người ta lấy hai chữ cuối cùng làm vận căn mà gieo vần, cho nên


en, in vần với yên, uyên


ân vần với uân


ơn vần với oan


on vần với uôn


khi có vần ghép bằng hai chữ nguyên-âm với hai chữ phụ-âm như ương, thì người ta lấy ba chữ cuối cùng làm vận căn mà gieo vần, cho nên


ang thông với ương


uông thông với ương nhưng không thông với ang, vì a không thông được với ô


3.- Khi có vần ghép bằng hai hay ba nguyên-âm thì người ta theo âm điệu mà lấy một hay hai chữ nguyên âm làm vận căn, như:


oa, oe, uê, uy


thì vận căn ở chữ a, e, ê, y, cho nên


oa vần với a


oe vần với e


uê vần với ê


uy vần với i


uây vần với ây


Những vần ia, uya, ua, ưa , thì vận căn lại ở chữ i, y, u, ư mà chữ a đứng ở cuối tiếng không có ảnh-hưởng gì cả .


4.- Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa thì không vần được với nhau, song hai tiếng tuy đồng âm mà khác nghĩa, tức là hai tiếng khác nhau, thì vần với nhau được.


(Nguồn Áo Trắng Cần Thơ)
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Wed Jun 25, 2014 4:59 pm by nguoitruongphu
Phụ lục Bài 6:


Các bạn lưu ý đây chỉ là các bài hướng dẫn cách làm thơ chứ không dạy làm thơ. Nếu làm thơ ai cũng dạy được thì tất cả các tiến sĩ văn,thạc sĩ văn,giảng viên văn và giáo viên văn đều đã trở thành nhà thơ hết! Các bạn cần phân biệt để tránh bị lầm lẫn:


1. Người biết làm thơ
2. Người làm thơ được
3. Tác giả thơ
4. Nhà thơ.


Từ xưng nhà thơ cũng vậy. Có loại "nhà thơ tự phong", "nhà thơ do bạn bè gọi", "nhà thơ của câu lạc bộ thơ", "nhà thơ do người ta lịch sự gọi"... Nói chung bây giờ ra đường ai cũng đều có thể tự xưng mình là "nhà thơ cả".


Nếu chú ý các bạn sẽ thấy nhiều nhà thơ thật sự họ gọi nhau rất cẩn trọng, có phân biệt hẳn hoi. "Bạn thơ" là người có nhiều sáng tác nhưng thơ chưa hay, "tác giả" là người có tác phẩm nổi tiếng nhưng thơ chưa đủ nhiều để trở thành nhà thơ. Còn "nhà thơ" không phải là từ do mình tự phong cho mình, "nhà thơ" phải là từ do các công văn của Hội nhà văn (gồm những người sáng tác văn học chuyên nghiệp) gọi khi gởi cho các hội viên, hoặc những người không vào Hội nhà văn nhưng vẫn xứng đáng là nhà thơ (ví dụ nhà văn Lý Lan, nhà thơ Thái Thanh Nguyên,...). Và ngoài đời nhiều nhà thơ thật sự vẫn có thói quen khiêm tốn tự gọi mình là tác giả, hoặc người sáng tác thơ.


Có một câu chuyện khá vui là khi dự đám cưới của một nhà thơ nữ, anh Văn do đến trễ nên khi đến ngồi vào một bàn gồm 10 người. Họ hỏi anh Văn, anh Văn bảo anh Văn là giáo viên dạy Vật Lý. Còn 9 người kia đều tự xưng là nhà thơ cả, nhưng anh Văn nhìn mãi chẳng thấy một ai quen, dù là chỉ gặp qua một lần! Còn 9 bút hiệu của họ anh Văn cũng chưa hề nghe hoặc được đọc bao giờ!


Muốn làm thơ hay các bạn phải tự học. Đã rất nhiều người hỏi anh Văn bí quyết để có thơ đăng báo.


Hỏi: mình thì chưa bao giờ có thơ được đăng báo dù đã gửi cho khá nhiều tờ báo, anh Thanh Trắc Nguyễn Văn có bí quyết nào không chỉ mình với (mình chỉ được đăng báo ở trường mà thôi) (Nguyệt Chi - Blogger My Opera)


Trả lời:
Tại sao bạn không hỏi phương pháp "học" mà chỉ lo hỏi bí quyết?
Thật ra không có bí quyết gì cả mà chỉ có phương pháp "học" mà thôi


1.Bạn hãy "học" thơ của những nhà thơ đã thành danh
2.Báo nào không đăng thơ của bạn,bạn hãy "học" những bài thơ đã được đăng trên báo đó để rút kinh nghiệm cho sáng tác của mình
3.Thường xuyên nghiền ngẫm những lời bình của những bài thơ hay
4.Đừng bao giờ nghe lời bạn bè "khen" thơ của bạn hay! Nếu thơ bạn được đăng báo cũng có nghĩa là thơ của bạn đã được những người biên tập có "chuyên môn về văn học" công nhận là hay rồi đó
Chúc bạn Nguyệt Chi vui nhiều

nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Wed Jun 25, 2014 5:00 pm by nguoitruongphu
Bài 7:


Các ghi chú về thanh, âm và vần: Đây là phần căn bản, quan trọng nhất mà người làm thơ cần phải biết...


* Thanh: Ở phần này, mọi người chỉ cần ghi nhớ là có hai loại, đó là thanh bằng và thanh trắc.


1. Thanh bằng: bao gồm các chữ không mang dấu hay mang dấu huyền.


Ví dụ:
Con mèo quào con cào cào <--- tất cả đều mang dấu huyền, tất cả đều là thanh bằng.
Ngang ngang như con cua <--- tất cả đều không dấu, tất cả đều là thanh bằng.




2. Thanh trắc: bao gồm các chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng.


Ví dụ:
Hết cả nước lẫn cái <---- tất cả đều là thanh trắc


*Vần:


1. Vần bằng: là các từ có cùng âm và đều là thanh bằng.


Ví dụ:
Anh không ngủ được ư anh?
Để em mở quạt quấn mành lên cho.
Chữ anh và mành ở đâu đều là thanh bằng, và đều cùng âm.




2. Vần trắc: là các từ có cùng âm và đều là thanh trắc.


Ví dụ:
Gia tài em chỉ có bàn tay,
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy,
Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy,
Quá khứ dài là mái tóc em đen.
(Bàn Tay-Xuân Quỳnh.)
Chữ ấy và thấy ở đây đều có thanh trắc và cùng âm.


3. Tiếng bằng và tiếng trắc không vần với nhau.


Ví dụ: thanh không vần với thánh; (lả) lơi không vần với (tiến) tới.


*Gieo vần: phần này sẽ nói thêm chi tiết khi vào từng thể loại thơ.


1. Vần chéo.


Ví dụ:
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau-rạn vỡ
(Thuyền và Biển-Xuân Quỳnh)


Vần xanh và đỏ chéo nhau


2. Vần ôm.


Ví dụ:
Tình giờ đã hết
Khi chàng ra đi
Tình xưa phân ly
Nụ cười cũng chết


Vần đỏ ôm vần xanh vào giữa


3. Vần ba tiếng.


Ví dụ:
Nghìn dặm có duyên sự cũng thành,
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh.
Tấc gang tay họa thơ không dứt,
Gần gụi cung dương lá vẫn lành.
(Duyên kỳ ngộ-Hồ Xuân Hương.)


3 vần đỏ


4. Vần giữa câu và cuối câu.


Ví dụ:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)


Vần giữa câu (yêu vận) và vần cuối câu (cước vận) thường có trong thơ lục bát

nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Wed Jun 25, 2014 5:00 pm by nguoitruongphu
Bài 8:


Các thể loại thơ


* Thơ dân gian Việt Nam (ca dao, tục ngữ): Là các thể loại được sử dụng nhiều nhất, khá dễ trong dân gian. Hầu như già trẻ lớn bé, trai gái, giàu nghèo... cứ là người Việt Nam là phải biết.


1. Thơ lục bát.


2. Song thất lục bát.


3. Vè.


*Thơ Đường:


4. Thơ cổ phong: (ngũ ngôn, thât ngôn)


5. Thơ Đường luật: (ngũ ngôn, thất ngôn)


6. Thơ tuyệt cú (hay còn gọi là tứ tuyệt).


(ở đây, trong mỗi phần của thơ có thể sẽ chia làm nhiều loại).


*Thơ mới:


7. Thơ bốn chữ.


8. Thơ năm chữ.


9. Thơ sáu chữ.


10. Thơ bảy chữ.


11. Thơ tám chữ.


12. Thơ tự do (số chữ tùy ý)

nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:23 am by nguoitruongphu
Bài 10:


* Thơ Lục Bát


- Thơ lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, bao gồm một câu 6 chữ và một câu 8 chữ. Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát lại tiếp tục vần với tiếng thứ 6 của câu lục.


Ví dụ:
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.




Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến thanh phối hợp trong câu. Lấy lại ví dụ trên sẽ thấy.
2 4 6
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
........bằng........trắc........bằng
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai
........bằng....trắc......bằng...bằng


Đây là căn bản của thơ lục bát, nói riêng với các bạn bắt đầu làm thơ, phần thanh làm cho câu thơ nhịp nhàng hơn, vần làm cho câu có nhạc điệu, hay hơn, mọi người không cần cứ phải chăm chăm vào nó quá... sẽ quên mất ý thơ đấy. Cứ đọc sao thấy êm tai, xuôi câu là được.


- Ngoài ra còn một số ngoại lệ khác trong thơ lục bát: tiếng 6 của câu lục có thể vần với tiếng 4 của câu bát.


Ví dụ:
Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.


Mọi người chú ý ở đây, trong câu bát thanh không còn là bằng trắc bằng như ở ví dụ trên mà đổi lại là trắc bằng trắc, và ngắt nhịp ở giữa câu.
2 4 6


Đêm nằm gối gấm không êm
...... bằng.....trắc.........bằng
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
.....trắc.........bằng........trắc


(sưu tầm)

nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:24 am by nguoitruongphu
Phụ lục bài 10:


Thơ lục bát tứ tuyệt cách điệu thành thơ tự do


Nhớ


Huế giờ tím nhớ
Tím thương
Em đi tím cả bốn phương nắng chiều.


Lá vàng
Hỏi
Rụng bao nhiêu
Để tôi nối lá
Thả diều
Tìm em?


(Giải nhất Thơ Nam Định Online 2007)


Thanh Trắc Nguyễn Văn


--------------------------------------------------------------------------
Bài thơ Nhớ nếu viết theo dạng tứ tuyệt lục bát sẽ là :


Nhớ (bản lục bát)


Huế giờ tím nhớ tím thương
Em đi tím cả bốn phương nắng chiều
Lá vàng hỏi rụng bao nhiêu
Để tôi nối lá thả diều tìm em?


(Tập thơ Quà Tặng Mùa Đông - NXB Văn Nghệ 2007)


Thanh Trắc Nguyễn Văn


nếu viết như trên rõ ràng âm điệu của bài thơ sẽ bị sút giảm rất nhiều
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:25 am by nguoitruongphu
Bài 11:


*Thơ Song thất lục bát:


Song là 2, Thất là 7, Lục là 6, Bát là 8.
Song Thất Lục Bát là thể thơ mà hai câu đầu mỗi câu 7 chữ, gọi là Song Thất.
Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là Lục Bát.


Luật Thơ song thất lục bát được định như sau:


b - t - T - b - B - t - T
t - b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B - t - B


Ghi chú:
- Chữ b và t (nhỏ) muốn bằng hay trắc gì cũng được (không cần phải giữ đúng luật).
- Chữ B và T (lớn) bắt buộc phải giữ đúng luật bằng trắc.


Vần
- Chữ cuối của câu thất đầu là thanh trắc phải vần với chữ thứ 5 câu thất kế cũng là thanh trắc
- Chữ cuối của câu thất kế thanh bằng phải vần với chữ cuối của câu lục cũng là thanh bằng.
- Chữ cuối của câu lục vần với chữ thứ 6 của câu bát (đều là thanh bằng).
- Chữ cuối của câu bát vần với chữ thứ 5 của câu thất tiếp theo (đều là thanh bằng), và cứ như vậy mà tiếp tục làm hoài đến khi nào muốn ngưng thì thôi.


1. Ngay tên của thể thơ cũng đã nói cho biết thể loại thơ này như thế nào rồi. Song thất lục bát bao gồm 2 câu 7 chữ, 1 câu 6 chữ, và 1 câu 8 chữ. Như mọi người đã nói, Chinh Phụ Ngâm là một trong tác phẩm lớn dùng thể loại này.


Ví dụ:
Nước có chảy mà phiền chẳng rửa, <--- câu thất 1
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây <--- câu thất 2
Nhủ rồi nhủ lại cầm tay, <--- câu lục
Bước đi một bước dây dây lại dừng. <--- câu bát
Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San,
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Chỉ ngang ngọn giáo vào hàng hang beo.


2. Thanh:
- Ở câu thất 1: tiếng thứ 3, 5, 7 sẽ là trắc bằng trắc.
Nước có chảy mà phiền chẳng rửa.
- Ở câu thất 2: tiếng thứ 3, 5, 7 sẽ là bằng trắc bằng.
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây
- Ở câu lục bát thì luật bình thường đã nói ở phần lục bát.


3. Vần:
Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San,
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.


Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử,
Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba,
Aáo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.


- Những chữ in màu vần với nhau.
- Tiếng thứ 7 của câu thất 1 vần với tiếng thứ 5 của câu thất 2.
- Tiếng thứ 7 của câu thất 2 vần với tiếng thứ 6 của câu lục.
- Tiếng thứ 6 của câu lục lại vần với tiếng thứ 6 của câu bát theo luật lục bát.
- Ngoài ra tiếng thứ 8 của câu bát có thể tiếp tục vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo


(sưu tầm)
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:27 am by nguoitruongphu
Bài 18:

*Thơ Ðường Luật

Cách Gieo Vần, Nguyên Tắc Đối, và Luật Bằng Trắc

Thơ Đường Luật còn có những tên gọi khác nhau như: Thơ Đường, Đường Thi, Thất Ngôn Bát Cú và Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Thơ Đường Luật có 2 loại: Tứ Tuyệt (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 4 câu) và Bát Cú (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 8 câu). Trong bài này, người viết chỉ lạm bàn tới thể Thất Ngôn Bát Cú mà thôi.

I. Cách Gieo Vần-Thơ Đường Luật có luật lệ nhất định của nó, bạn không thể biến chế một cách khác được. Cách gieo vần như sau:
- Suốt bài thơ chỉ gieo theo một vần mà thôi. Ví dụ: Vần ôi thì đi với ôi, vần ta thì đi với ta hoặc tà.
- Trong bài thơ có 5 vần được gieo ở cuối câu đầu (tức câu số 1) và ở cuối các câu chẵn (tức câu 2, 4, 6 và Cool.
- Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hòn, non, mòn, con... Nếu gieo vần mưa với mây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận hay ép vận, chẳng hạn như: in với tiên.

II. Nguyên Tắc Đối-Các câu đối với nhau phải thật chỉnh, cả về ý, về tình, về thể loại từ ngữ, v.v... Thể loại từ ngữ tức tính từ phải đối với tính từ, danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ, v.v...
Trong bài thơ có 4 phần: Đề (gồm có Phá đề và Thừa đề), Thực hoặc Trạng, Luận, và Kết.

1. Đề gồm có hai phần:
- Phá đề (câu thứ 1):
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
- Thừa đề (câu thứ 2):
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

2. Thực hoặc trạng (câu thứ 3 và câu thứ 4): Hai câu này phải đối với nhau.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Ghi chú: Lom khom đối với lác đác (trạng tự) và bằng đối với trắc. Tiều đối với chợ (danh từ) và bằng đối với trắc. Chú đối với nhà (danh từ) và trắc đối với bằng.

3. Luận (câu thứ 5 và câu thứ 6): Luận có nghĩa là luận bàn. Hai câu này bàn bạc
thêm về nội dung của bài thơ, về phong cảnh hay về tình cảm. Hai câu này phải đối với nhau.
Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia.
Ghi chú: Nhớ đối với thương (động từ) và trắc đối với bằng. Nước đối với nhà (danh từ) và trắc đối với bằng. Đau lòng đối với mỏi miệng (trạng từ) và bằng đối với trắc. Con quốc quốc đối với cái gia gia (danh từ) và trắc đối với bằng

4. Kết (câu thứ 7 và câu thứ Cool: Hai câu kết không nhất thiết phải đối nhau, nhưng phải giữ luật bằng trắc.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan: Qua Đèo Ngang)
Ghi chú: Dừng chân là vần bằng đối với một mảnh là vần trắc; đứng lại là vần trắc đối với tình riêng là vần bằng; nước là vần trắc đối với ta là vần bằng.

III. Luật Bằng Trắc-Luật Bằng Trắc gồm có Thanh, Luật, và Niêm.

1. Thanh-Gồm có Thanh Bằng và Thanh Trắc.
a. Thanh Bằng-là những tiếng hay chữ không có dấu (như: minh, lan, thanh, hoa...) và những tiếng hay chữ có dấu huyền (như: người, trời, tình...).
b. Thanh trắc-Là những tiếng hay chữ có dấu sắc ( '} dấu hỏi ( ?) dấu ngã ( ~} và dấu nặng ( .). Ví dụ: lá, bát, tưởng, nh, mũ, cũ, tự, trọ ...

2. Luật-Thơ bát cú làm theo hai luật: Luật Bằng và Luật Trắc.
a. Luật Bằng-Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Bằng.

Ví dụ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
(1) Luật Bằng Vần Bằng-Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B là Bằng, T là Trắc và V là Vần. Luật Bằng Vần Bằng như sau:

1 B B T T T B B (V)
2. T T B B T T B (V)
3. T T B B B T T
4. B B T T T B B (V)
5. B B T T B B T
6. T T B B T T B (V)
7. T T B B B T
8. B B T T T B B (V)

Ví dụ:
Cô hàng lấy sách cắp ra đây!
Xem thử truyện nào thú lại say.
Nữ tú có bao xin xếp cả,
Phương hoa phỏng liệu có còn hay...?
Tuyển phu mặc ý tìm cho kỹ,
Chinh phụ thế nào bán lấy may.
Kỳ ngộ bích câu xin tiện hỏi,
Giá tiền cả đó tính sao vay.
(Hồ Xuân Hương-Hỏi Cô Hàng Sách)

b. Luật Trắc-Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Trắc. Ví dụ:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

(1) Luật Trắc Vần Bằng-Luật Trắc Vần Bằng nhu sau:

1. T T B B T T B (V)
2. B B T T T B B (V)
3. B B T T B B T
4. T T B B T T B (V)
5. T T B B B T T
6. B B T T T B B (V)
7. B B T T B B T
8. T T B B T T B (V)

Ví dụ:
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì?
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.
Ngọt bùi, thiếp nhớ mùi cam thảo,
Cay đắng, chàng ơi, vị quế chi.
Thạch nhũ, trần bì, sao để lại,
Quy thân, liên nhục, tẩm mang đi.
Dao cầu, thiếp biết trao ai nhỉ?
Sinh ký, chàng ơi, tử tắc quy.
(Hồ Xuân Hương-Bà Lang Khóc Chồng)

Chú Thích: Những chữ có chẳng (chữ thứ 2, 4 và 6) đều phải theo đúng luật, còn những chữ khác (trừ chữ ở cuối câu) có thể không cần phải theo luật. Mẹo để nhớ:
Nhất (chữ thứ 1), tam (chữ thứ 3), ngũ (chữ thứ 5) bất luận
Nhị (chữ thứ 2), tứ (chữ thứ 4), lục (chữ thứ 6) phân minh
Nghĩa là chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật; còn chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu thì bắt buộc phải theo luật (phân minh). Nếu không theo luật thì gọi là thất luật.

IV. Niêm-Những chữ phải đi cặp với nhau và dính với nhau.

Ví du:Luật Bằng Vần Bằng.

Câu 1 niêm với câu 8
1.B B T T T B B (V)

Câu 2 niêm với câu 3
2. T T B B T T B (V)
3. T T B B B T T

Câu 4 niêm với câu 5
4. B B T T T B B (V)
5. B B T T B B T

Câu 6 niêm với câu 7
6. T T B B T T B (V)
7. T T B B B T T

Câu 8 niêm với câu 1
8.B B T T T B B (V)

Ví dụ: Luật Trắc Vần Bằng.

Câu 1 niêm với câu 8
1. T T B B T T B (V)

Câu 2 niêm với câu 3
2. B B T T T B B (V)
3. B B T T B B T

Câu 4 niêm với câu 5
4. T T B B T T B (V)
5. T T B B B T T

Câu 6 niêm với câu 7
6. B B T T T B B (V)
7. B B T T B B T

Câu 8 niêm với câu 1
8. T T B B T T B (V)

Cũng có trường hợp nhà thơ làm sai luật, thay vì đang ở Luật Bằng thì lại đổi sang Luật Trắc. Vì Niêm không đi với nhau nên gọi là Thất Niêm.

Ví dụ: Dùng bài thơ Cảnh Làm Lẽ (Lấy Chồng Chung) của Hồ Xuân Hương (đúng niêm luật) để đổi sang thất niêm:

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Năm thì mười họa, nên chăng chớ,
Một tháng đôi lần, có cũng không...
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Đổi thành thất niêm:

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng (thất niêm),
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Năm thì mười họa, nên chăng chớ,
Một tháng đôi lần, có cũng không...
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Chú ý: Dù chỉ đặt sai có một câu (câu thứ 3) nhưng bị thất niêm toàn bài thơ. Thế mới biết luật thơ Đường khắt khe biết dường nào!

Khi làm thơ Đường Luật thì phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không, dù bài thơ của bạn có nội dung hay mấy đi nữa thì cũng không thể chấp nhận được.

Vĩnh Liêm
(Đức Phố, 15 tháng 9 năm 2001)
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:28 am by nguoitruongphu
Phụ lục bài bài 18:


* Thơ đường luật thanh trắc vần bằng


Dòng đời


Vốn lẽ hợp tan... vẫn bất ngờ
Ước gì mỗi bước mỗi ngu ngơ
Ca vang mộng đẹp chao sơn hải
Buông lắng tâm không đảo nguyệt hồ
Thấm thoát... lá vàng rơi ngõ gió
Lênh đênh... nắng bỏng cháy đường tơ
Gặp nhau mấy chốc văn chương lộ
Cạn chén phong trần giũ ước mơ


Thái Thanh Nguyên




Bình thơ:
Một chút khám phá thơ Đường Luật ngày nay qua bài thơ Dòng Đời của Thái Thanh Nguyên


Gặp bạn cũ luôn là điều bất ngờ. Nhưng âm điệu câu thơ phá đề của Thái Thanh Nguyên vẫn gây cho chúng ta một cảm giác là lạ:


Vốn lẽ hợp tan... vẫn bất ngờ


Câu thơ chỉ có bảy thanh nhưng có đến năm thanh là thanh trắc. Năm thanh trắc này phối hợp xen kẽ với hai thanh bằng và cùng ba dấu chấm lửng dàn trải như những nghịch âm trong thanh nhạc, khiến người đọc cảm nhận được những bước vui buồn khập khễnh của thời gian, những thay đổi hụt hẫng của không gian. Niềm vui như òa lên rồi vỡ vụn dần theo từng tiết tấu, từng nhạc điệu của những từ đặt ở gần cuối và cuối câu thơ. Mạch thơ bỗng chìm lắng xuống như những nốt nhạc trầm và buồn man mác khi chúng ta đọc được tiếp câu thứ hai:


Ước gì mỗi bước mỗi ngu ngơ


Có một chút gì đó rất riêng tư của tác giả mà chỉ có một mình Thái Thanh Nguyên mới biết được, hiểu được và cũng có cái gì đó rất riêng tư trong mỗi con người chúng ta vẫn thường làm chúng ta nuối tiếc trăn trở... Đó là thời gian, là tuổi trẻ, là sự hồn nhiên của một thời "ngu ngơ" nhiều mộng đẹp. Câu thơ của Thái Thanh Nguyên dù ít hay nhiều cũng đã chạm vào những cung bậc tiềm thức của chúng ta khiến câu thơ trở nên thoang thoảng buồn. Một nỗi buồn rất dễ cảm nhận và cũng thật dễ cảm thông mỗi khi chúng ta gặp lại bạn cũ trên "dòng đời".


Đến hai câu thực bài thơ đã đạt đến độ cao của nghệ thuật qua hai từ rất đắt "chao" và "đảo". Hai từ này đã làm bài thơ sáng lên, không gian như bị "lung lay", "nghiêng ngửa". Một thủ pháp nghệ thuật vẫn thường thấy trong những bài thơ Đường luật nổi tiếng, những bài thơ sống mãi được với thời gian đầy khắc nghiệt.


Ca vang mộng đẹp chao sơn hải
Buông lắng tâm không đảo nguyệt hồ


"Chao" cả núi và biển! "Đảo" cả trăng và hồ! Không phải ai cũng làm được. Chỉ một người có thể làm được là .. nhà thơ! Nhưng cho đến lúc này tâm sự của Thái Thanh Nguyên vẫn len lén trỗi dậy, dù chị đã cố đắm dìm nó đi bằng hai câu thơ đầy khí phách vừa nói ở trên.


Thấm thoát... lá vàng rơi ngõ gió
Lênh đênh... nắng bỏng cháy đường tơ


Qua hai câu luận, cái buồn lại ập đến, lần này rõ nét hơn với các từ "lá vàng rơi ngõ gió", "lênh đênh", "cháy đường tơ" ... Rõ ràng đây là thân phận chìm nổi của đời người. Đọc lại hai câu thơ, người ta cảm thấy nao lòng và trầm lắng hẳn và chợt nhớ đến thân phận của những người phụ nữ tài hoa nổi tiếng một thời như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.


Bốn câu thơ thực và luận, tác giả đã đối rất chỉnh theo đúng phong cách và yêu cầu của thơ Đường luật. Từng cặp hai câu đối thơ nhau chan chát cả về thanh, cả về nghĩa và cả về từ. Đối chỉnh và tài tình đến nỗi mỗi câu thơ trở nên thật nhẹ nhàng, không gò bó, tải đầy đủ mọi ý tưởng của tác giả, dẫu có đối cũng êm ái tựa như không. Tôi thích nhất có lẽ là cụm từ "nắng bỏng cháy đường tơ". "Đường tơ" tuy có cháy nhưng không phải chấm dứt mà là để sáng rực rỡ lên, tiếp tục cống hiến cho đời những tinh lực còn tiềm ẩn trong bản thân mình. Câu thơ mang âm hưởng sâu sắc của một triết lý nhân sinh "con tằm đến thác vẫn còn vương tơ".


Bài thơ sâu và buồn. Gặp bạn mà buồn thì quả là không hay và giá trị của bài thơ cũng sẽ bị sút giảm đáng kể khi tác giả cứ tự gặm nhấm lấy nỗi buồn riêng một cách cố chấp. Rất may, ở hai câu kết tác giả đã hoàn toàn trút bỏ được nỗi buồn với những cấu tứ khá hợp lý:


Gặp nhau mấy chốc văn chương lộ
Cạn chén phong trần giũ ước mơ


Văn chương lộ! Nhờ gặp bạn trên bước đường văn chương mà nảy nở văn chương. Kết quả là chúng ta có được một bài thơ hay! Tác giả cũng thành tâm khuyên bạn "giũ ước mơ" sau khi đã "cạn chén phong trần". "Ước mơ" đây không phải là những ước mơ dễ thực hiện, nó chính là những "giấc mơ" không tưởng đã làm hoang phí biết bao tuổi thanh xuân của con người. Không biết tác giả đang khuyên nhủ bạn hay đang tự nhắc nhở chính bản thân mình? Từ "giũ" rất dứt khoát cứ như sẽ vứt bỏ nỗi buồn và những ước mơ đã cũ kỹ lại phía sau. Nhưng nói là nói như vậy, tôi vẫn tin chắc là "nỗi buồn" đó vẫn sẽ còn đeo bám theo thi nhân suốt cả cuộc đời. Nhờ vậy, biết đâu chúng ta sẽ còn có dịp đọc được nhiều bài thơ hay khác của Thái Thanh Nguyên và các bạn thơ của chị trên Bạch Mai Thi Đàn.


Sài Gòn - Xuân 2006
(Tuyển tập thơ đường Mai hiên 2 - NXB Thanh Niên 2007)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:30 am by nguoitruongphu
Bài 19:

* Những căn bệnh cần tránh của thơ Đường luật (Phần 1)

Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường luật nổi tiếng với niêm luật chặt chẽ và mức độ khó khi làm một bài thơ hoàn chỉnh . Ngoài ra khi làm thơ Đường luật chúng ta cần nên tránh một số bệnh sau đây:

1. Thất luật

Để biết một bài thơ có thất luật hay không thì nhìn vào các chữ thứ 2, 4, 6.
Trong mỗi cặp câu thì các chữ thứ 2, 4, 6 của câu trên phải khác nhóm thanh (bằng hay trắc) với chữ thứ 2, 4, 6 của câu dưới.
Trong cùng một câu thì chữ thứ 2 phải khác nhóm thanh với chữ thứ 4 và cùng nhóm thanh với chữ thứ 6.

Thí dụ bài thơ thất luật:

Tự trào

Vùng đất Sơn Tây nảy một ông
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng
Sông Đà núi Tản ai hun đúc
Bút thánh câu thần sớm vãi vung
Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh
Khuyên khuyên điểm điểm có hay không
Bởi ông hay quá ông không đổ
Không đổ ông càng tốt bộ ngông

(Tản Đà)


Đèo Ba Dội

Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo

(Hồ Xuân Hương)

2. Thất niêm

Muốn xét một bài thơ có thất niêm hay không thì nhìn chữ thứ 2:
- Chữ thứ 2 câu 2 phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 3
- Chữ thứ 2 câu 4 phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 5
- Chữ thứ 2 câu 6 phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 7
- Chữ thứ 2 câu 8 phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 1

Thí dụ bài thơ thất niêm:

Dĩ hoà vi quý

Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Ðấy cậy đấy khôn, đây chẳng nhịn
Ðây rằng đây phải, đấy không thua
Duật nọ hãy còn đua với bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng: Nhân dĩ hòa vi quý
Vô sự thì hơn, kẻo phải lo

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)


Hà tiện

Giàu thì ba bữa khó thì hai
Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy
Nón đổi lá ngoài quần đổi ống
Dép thay da mặt túi thay quai
Dặn vợ có cà đừng gắp mắm
Bảo con bớt gạo bỏ thêm khoai
Thế gian mặc kẻ cười hà tiện
Ta chẳng phiền ai chẳng luỵ ai

(Nguyễn Minh Triết)

3. Lạc vận/Cưỡng vận

Vần là yếu tố quan trọng để tạo nhạc cho thơ. Do đó cần phải tránh gieo vần cưỡng ép hay lạc vận. Nếu không dùng vần chính thì nên lựa vần thông càng gần nhau càng tốt. Thí dụ bài thơ lạc vận:

Thu vịnh

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chum trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhân hứng đã vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

(Nguyễn Khuyến)


Than thời loạn

Lửa hồng từ dậy mái thành đô
Đòi chốn lầm than chyện được thua
Xanh biếc thú quê người ẩn dật
Bạc đen đường thế khách bôn xu
Suy tường mỗi mỗi đau lòng trí
Tính quẩn trần trần nát dạ ngu
Muốn đến Vỵ Xuyên tìm hỏi Lữ
Rằng Thương xưa cũng thế này ư

(Khuyết danh)


Thơ cưỡng vận:

Không chồng mà chửa

Cả nể cho nên hoá dở dang,
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng.
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,(1)
Phận liễu sao đà nảy nét ngang.(2)
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?(3)
Mảnh tình một khối thiếp xin mang.(4)
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Những kẻ không mà có mới ngoan

(Hồ Xuân Hương)

(1)-(2) ở đây, dùng lối chơi chữ Hán. Chữ Thiên là trời nhô đầu lên thì thành chữ Phu là chồng; chữ Liễu là rõ hoặc hết, đồng âm với cây liễu chỉ người con gái, nếu thêm một nét ngang thì thành chữ Tử là con. Hai câu này ý nói: Gái chưa chồng mà sao đã có con trong bụng?
(3)-(4) Tình và nghĩa gắn liền đặc tính truyền thống của tạ Hồ Xuân Hương nhấn mạng cái nghĩa, cái trách nhiệm mà người đàn ông nào đó thường vô tâm trước hậu quả để lại cho người phụ nữ.
(5) Tác giả đứng về phía người con gái mà dùng ý một câu ca dao: "Không chồng mà chửa mới ngoan; Có chồng mà chửa thế gian sự thường"!


Đêm buồn

Trời không chớp bể với mưa nguồn
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn
Bối rối tình duyên cơn gió thoảng
Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông
Khăn khăn áo áo thêm rầy chuyện
Bút bút nghiên nghiên khéo giở tuồng
Ngủ quách sự đời thây kẻ thức
Bên chùa thằng trọc đã hồi chuông

(Trần Tế Xương)

Tác giả Trần Tế Xương dùng vần thông uôn - uông để tránh lạc vận

4. Thất đối

Đối chiếm địa vị quan trọng trong thơ ĐL. Bỏ đối đi thì không còn được gọi là thơ ĐL nữa. Thí dụ bài thơ thất đối:

Nghe hát

Phách ngọt đàn say nệm gối êm
Tiếng ca buồn nổi giữa trời đêm
Canh khuya đưa khách lời reo ngọc
Mơ gái Tầm Dương thoảng áo xiêm
Ai lạ nghìn thu xa tám cõi
Sao vàng như động phía châu liêm
Nao nao khói biếc hài thương nữ
Trở gối hoa lê rụng trắng thềm

(Vũ Hoàng Chương)


Nghẹn bước

Nắng rụng gầy sương đường lỡ thì
Thương người khăn gói nghẹn chân đi
Quán nghiêng nửa mái chờ giông tố
Ngõ hẹp mây đùn sập nét mi
Quỷ dựng đàng sau muôn lớp ải
Lòng nghe nai gặm cỏ biên thuỳ
Xoa tay nhớ lại mùa xuân trước
Phấn bướm còn vương nhịp trúc ty

(Vũ Hân)

5. Khổ độc

Lỗi khổ độc rất phổ biến trong các người làm thơ ĐL mà không rành luật thơ, ngay cả đối với một số nhà thơ nổi tiếng cũng có khi mắc phải.

- Chữ thứ 3 của các câu chẵn và chữ thứ 5 của các câu lẻ nếu đang bằng mà đổi thành trắc thì sẽ là khổ độc.
- Chữ thứ 3 của các câu chẵn nếu là trắc mà viết bằng thì không sao
- Chữ thứ 3 của các câu lẽ nếu là bằng mà đổi thành trắc thì sẽ là khổ độc
- Chữ thứ 5 của các câu chẵn nếu là trắc mà đổi thành bằng thì sẽ là khổ độc.

Thí dụ:

Bênh chồng

Khen vợ thì sao,chẳng lẽ sai
Chồng em ngoan lắm nào như ai
Nịnh bồ cũng bởi anh vui tính
Khen gái vì do anh thích hài
Ỡm ợt đôi câu đâu có chết
Vòng vo vài khúc há bi ai?
Đào hoa cái số trời ban tặng
Biết giữ phu quân mới biết tài

(LotusWu)


Vịnh chuyện khen nhau

Chồng vợ rảnh đời lại ngắm nhau
Nhìn nghiêng nhìn ngửa, trước quay sau
Chồng khen nương tử xinh làn tóc
Vợ nịnh lang quân đẹp bộ râu
Cứ thấy lại khen nhau mấy tiếng
Vừa trông đã nịnh lại dăm câu
Kẻ đi người đến không dừng bước
Bởi khiếp quá đi sợ phát rầu

(Tuquyen2702)


Hát bội

Đứa mắc ghẻ ruồi, đứa lác voi
Bao nhiêu xiêm áo cũng trơ mòi
Người trung mặt đỏ đôi tròng bạc
Kẻ nịnh râu hoe mấy sợi còi
Trên trính có nhà còn lợp lọng
Dưới chân không ngựa lại giơ roi
Hèn chi chúng nói bội là bạc
Bôi mặt đánh nhau, cú lại thoi

(Phan Văn Trị)

(Sưu tầm từ nhiều nguồn)
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:31 am by nguoitruongphu
Bài 20:


* Những căn bệnh cần tránh của thơ Đường luật (Phần 2)


6. Trùng vận


Thơ Đường luật chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.
Tuy nhiên nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau, không phạm lỗi. Tuy nhiên không nên để hai vần đồng âm gần nhau để tránh nghe đọc không hay.


Thí dụ:


Thăng long hoài cổ


Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường


(Bà huyện Thanh Quan)


Chữ "trường" câu 1 với chữ "trường" câu 8 có nghĩa khác nhau nên không phạm lỗi trùng vận .


Cũng vậy trong bài sau, hai chữ cờ có nghĩa khác nhau:


Cảm tác


Mấy chục năm qua gió bụi mờ
Tưởng rày bớt đục hoá thêm nhơ
Mặt đành bôi mặt gà chung mẹ
Tay sẵn ngon tay gió phất cờ (**)
Ruột đứt non song trời Bến Hải
Sầu vương cây cỏ đất Cần Thơ
Đêm đêm dưới nguyệt gươm mài hận (***)
Ai nữa chung tay lật thế cờ


(T. X.)


Gà nhà bôi mặt đá nhau
(**) Theo gió phất cờ
(***) thơ Đặng Dung: Kỷ độ Long tuyền đái nguyệt ma (dưới trăng bao bận tuốt gươm mài)


Nhưng nếu để hai vần đồng âm gần nhau sẽ nghe rất dở!


Thí dụ:


Tám phương bước lạc đến công trường
Thấy cảnh tình ai khỏi đoạn trường


(Khuyết danh)


7. Trùng từ


Cùng một chữ được dùng nhiều lần ở trong bài thơ, ngoại trừ trường hợp cố ý, thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ.


Thí dụ bài thơ trên của BHTQ bị trùng từ ở hai chữ "cũ" Dùng lại chữ một lần thì tạm chấp nhận, dùng lại hai, ba lần thì bài thơ bị đánh giá là kém cỏi.


Trong trường hợp sử dụng mỹ từ pháp điệp ngữ thì không tính là lỗi.




Dại khôn


Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Mấy kẻ nên khôn đều có dại
Những người có dại mới nên khôn
Cái khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn


(Trần Tế Xương)


Ghẹo cô bán cau


Hỏi cau ai bán tiếng nghe rao
Tốt vóc mà trong biết thế nào
Giấu để trong buồng e đóng đục
Bày ra trước mắt thấy ngọn dao
Muốn mua nên phải coi từ vú
Có bán xin cho thử chút mào
Chuốt ngót của mình ai dám chắc
Biết lòng biết mặt xỉa tiền trao


(Đỗ Thanh Tân)


Hỏi thăm ông ấm


Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà
Trước nhà có miếu có cây đa
Vườn ao đất cát chừng ba thước
Nửa lá tre pheo đủ mọi toà
Mới sáu bận sanh đà sáu cậu
Trong hai dinh ở đủ hai bà
Lưng ông mốc thếch như trăn gió
Ông được phong lưu tại nước da


(Trần Tế Xương)


Cũng là trùng từ khi hai chữ đọc khác nhau nhưng cùng một nghĩa, thí dụ:


Tặng biệt


Dù bắc dù nam cũng một trời
Ba sinh tan hợp cái trò chơi
Cười ta tri kỷ bên mình ít
Mừng bạn cao đường dưới gối vui
Trăng nước Cù Giang duyên mãi thắm
Cỏ hoa Hồng Lĩnh bút thêm tươi
Những đêm êm ấm lòng rung động
Là biết nơi đây tớ nhớ người


(T.X.)


Ta và tớ đều nói cùng một nghĩa, phạm lỗi trùng từ nên giá trị bài thơ cũng giảm sút nhiều.


8. Trùng ý


Trong bài thơ ĐL nếu có câu chữ nào lặp lại ý của các câu chữ đã dùng mặc dù dùng từ khác đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai câu thực, hoặc hai câu luận thì gọi là hiệp chưởng (câu trên câu dưới đối nhau mà ý nghĩa giống nhau như hai bàn tay úp lại). Thí dụ 2 bài thơ sau đây:


Thách hoạ


Thế sự nhìn xem rối cuộc cờ
Càng nhìn càng nghĩ lại càng dơ
Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm
Gõ vỡ trần gian tiếng mõ trưa
Chu tử ngán mùi nên vải ấm
Đỉnh chung lợm giọng hoá chay ưa
Lên đàn cứu khổ toan quay lại
Bể ái trông ra nước đục lờ


(Công chúa em Minh Mạng)


Vịnh pháo tre


Đông tàn xuân đã đến đây be
Bốn phía rền vang những pháo tre
Mắng tiếng giật mình loài quỷ xó
Nghe hơi mất vía lũ ma hè
Trêu người trướng gấm kinh hồn điệp
Ghẹo kẻ màn loan tỉnh giấc hoè
Trừ cựu mượn chàng kêu một tiếng
Mừng xuân muôn cửa chán tai nghe


(Hương Kiểu)


Nếu hai cặp thực và luận trùng ý nhau thì gọi là sàng túc (hai chiếc giường chồng lên nhau) hay là điệp sàng xá ốc (giường nhiều lớp, nhà gác chồng).


9. Phạm đề/Mạ đề


Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.


Thí dụ:


Theo voi ăn bã mía


Ăn mía theo voi tiếng đến giờ
Vì chi miếng bã để trò dơ
Rón chân những chực khi vòi nhả
Rát lưỡi đành xơi cái ngọt thừa
Ấy đã theo đuôi thời phải hít
Còn đâu nên tấm nữa mà vơ
Nghìn năm bia miệng là câu thế
Những khách ăn tàn đã biết chưa


(Tản Đà)


Bài này bị phạm đề ở chữ theo trong câu 5.


10. Điệp điệu


Điệp điệu là khi nhiều câu liên tiếp ngắt nhịp cùng một cách. Lỗi này thường hay xảy ra ở các câu giữa của bài thơ. Thí dụ:


Giữ mực thanh liêm


Chớ nghĩ là quan đã bảnh bao
Yêu nhau một giống nghĩa đồng bào
Bới lông tìm vết / lòng không nỡ
Giục bị xui nguyên / tội xiết bao
Dấu đỏ loè dân / trò lính lệ
Môi thâm hót nhảm / lối cường hào
Kiếm xu không phải mình không thạo
Bắt nạt dân đen có lẽ nào


(Đặng Xuân Bảng)


Hằng Nga


Hỡi chị Hằng Nga náu Quảng Hàn
Bốn mùa trăng gió với giang san
Áo tiên / tuy nhuộm / mùi Vương Mẫu
Hương tục / còn nồng / lửa Hậu Lang
Mắt phượng / đã say / miền ngọc thỏ
Cung nghê / nỡ phụ / khúc cầm loan
Nếu không duyên nợ cùng người thế
Xin chớ gieo mình nước hợp loan


(Hồ Xuân Hương)


(Sưu tầm từ nhiều nguồn)

nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:32 am by nguoitruongphu
Bài 21:

* Những căn bệnh cần tránh của thơ Đường luật (Phần 3)

11. Bình đầu

Bài thơ mà có nhiều câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại (tức là cùng danh từ , động từ , tính từ ...), cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu, ngoại trừ trường hợp cố tình làm có mục đích rõ rệt.

Thí dụ:

Đĩ già đi tu

Lầu xanh thánh thót tiếng chuông chiền
Tỉnh giấc Cao đường lúc ngửa nghiêng
Mượn chiếc thuyền tình qua bể ái
Đưa con sóng sắc tới rừng thiền
Trông gương trí tuệ đau lòng tục
Lần chuỗi bồ đề kết trái duyên
Mát mẻ cửa Không trăng gió sẵn
Dầu chưa nên Phật cũng nên tiên

(Huỳnh Mẫn Đạt)

Đón Tết

Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi giá còn kiêu
Bánh đường sắp gói e nồm chảy
Giò lụa toan làm sợ nắng thiu
Thôi thế thì thôi đành tết khác
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo

(Trần Tế Xương)


12. Thượng vỹ

Lỗi này nằm ở 3 chữ cuối của 4 câu đứng liền nhau (4 câu đầu , 4 câu giữa , hoặc 4 câu cuối) bị đồng tự loại, kỵ nhất là chữ thứ 5 (tức là cùng cấu trúc, danh từ , động từ, tính từ ...)

Thí dụ:

Khuyên người đời

Cho hay thiên hạ khéo xem gương
Hễ khó thời thôi mấy kẻ màng
Miệng nói đã đành mua chuyện ghét
Tay không chưa dễ ép người thương
Khéo khôn ai cũng tranh phần được
Trong sạch ta thời giữ mực thường
Ði lại chẳng qua thời với mệnh
Cũng đừng thắc mắc, chớ lo lường

(Nguyễn Công Trứ)

Than nghèo

Chẳng lợi danh gì lại hóa hay
Chẳng gì phiền lụy chẳng ai rầy
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp
Trong thú yên hà mặt tỉnh say
Liếc mắt coi chơi người lớn bé
Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay
Của trời trăng gió kho vô tận
Cầm hạc tiêu dao đất nước này

(Nguyễn Công Trứ)

13. Điệp thanh

Trong thơ thất ngôn, một câu có 4 tiếng bằng và 3 tiếng trắc hoặc bốn tiếng trắc và ba tiếng bằng. Những tiếng bằng hay trắc đó phải có thanh độ khác nhau thì câu thơ mới giàu âm điệu. Thí dụ câu thơ có 4 tiếng bằng thì chỉ nên dùng 2 chữ có dấu huyền (trầm bình thanh), dùng 3 hoặc cả 4 chữ có dấu huyền làm câu thơ yếu ớt, giọng trầm trầm khó nghe. Ngược lại nếu dùng nhiều tiếng không dấu (phù bình thanh) sẽ làm câu thơ nghe ngang ngang không êm dịu.

Thí dụ:

Gửi người bên ấy bước sang ngang
Thôi thế từ nay phận lỡ làng
Nghĩa cũ vùi sâu không luyến tiếc
Tình xưa chôn chặt chẳng vương mang
Một lời thề nguyện chung đời thắm
Hai tiếng thương yêu dệt mộng vàng
Nước mắt tuôn trào tim chết lặng
Ngày buồn em trải những hoang mang

(Tuquyen2702)


14. Đại vận

Bài thơ ĐL chỉ gieo vần ở các chữ cuối câu. Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận

Siếu mai chi dám tình trăng gió
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh

(Hồ Xuân Hương)

Một ngày hai bữa cơm kề cửa
Nửa bước ra đi lính phải hầu

(Trần Tế Xương)

Nước non nào phải của ai đâu
Nhiều ít công hầu cũng mặc dầu

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)


15. Tiểu vận

Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.

Thí dụ:

Chưa mở trí khôn đừng dở dại
Muốn xong việc nước phải êm nhà

(Nguyễn Đình Ngọc)

Chín bệ dâng lời dù khép nép
Bốn phương trông ngóng cũng nương nhờ

(Phan Huy Ích)

Thí dụ cả đại vận và tiểu vận:

Thi hỏng

Mai này tớ hỏng tớ đi ngay
Cúng giỗ từ nay nhớ lấy ngày
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
Thi không ăn ớt thế mà cay
Sách đèn phó mặc đàn con trẻ
Thưng đấu nhờ tay một mẹ mày
"Cống hỉ" "mét xì" đây thuộc cả
Chẳng sang Tàu tớ cũng sang Tây

(Trần Tế Xương)

(Sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn)
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:33 am by nguoitruongphu
Bài 22:


* Những căn bệnh cần tránh của thơ Đường luật (Phần 4)


16. Phong yêu


- Bệnh này sinh ra do chữ thứ 2 và chữ thứ 7 trùng thanh độ
- Phong yêu : lưng ong


Thí dụ:


Để bụng phải đeo điều nhẹ nặng
Ôm tai mặc quách tiếng chê khen


(Trần Tế Xương)


Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến
Giong lèo thây kẻ ráp xui ghềnh


(Hồ Xuân Hương)


17. Hạc tất


- Bệnh này sinh ra do chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trùng thanh độ ở những câu vần . Một số tác giả khó sẽ bắt lỗi ngay cả ở câu không vần.
- Hạc tất : đầu gối chim hạc


Thí dụ:


Nghe lời phi pháp tai làm điếc
Nghĩ nỗi nhân tình ruột lại đầy


(Khuyết danh)


Tôn Phu Nhân Qui Thục


Cật ngựa thanh gươm ven chữ tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Chu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng


(Tôn Thọ Tường)


Bài này câu 2 phạm phong yêu, câu 3 phạm hạc tất.


Cảm hoài


Chút nghĩa vương mang phải gắng đi
Tang bồng đành rõ khí nam nhi
Thuyền ngô phơi phới giăng hòn bạc
Khói đá phăng phăng lướt tích ti
La Hán dang tay chờ khách đến
Tướng quân hé mắt hẹn ngày về
Phen này miễn được hoà hai nuớc
Nỗi tớ xin đừng bận bịu chi


(Phan Thanh Giản)


Bài này câu 1, 4 phạm hạc tất, câu 5 phạm phong yêu.


18. Chánh nữu


Trong một câu có nhiều hơn hai chữ có cùng phụ âm đầu (hoặc bắt đầu bằng nguyên âm, không có phụ âm đầu) thì phạm lỗi chánh nữu.


Thí dụ:


Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao long lánh bóng trăng loe


(Nguyễn Khuyến)


19. Bàng nữu


Nếu các chữ có cùng phụ âm đầu hoặc bắt đầu bằng nguyên âm nằm gần nhau trên hai câu liên tiếp thì phạm lỗi bàng nữu.


Thí dụ:


Tro tàn thư viện duyên ngao ngán
Đá nát hoàng cung bước ngỡ ngàng


(T.X.)




Đón Tết


Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi giá còn kiêu
Bánh đường sắp gói e nồm chảy
Giò lụa toan làm sợ nắng thiu
Thôi thế thì thôi đành tết khác
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo


(Trần Tế Xương)


Bài này câu 1, 8 và câu 7 phạm lỗi chánh nữu, câu 1-2 phạm lỗi bàng nữu.




(Sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn)


Ghi chú: Lỗi chánh nữu và bàng nữu có một số tài liệu giảng khác, thậm chí còn trái ngược nhau. Ngoài ra còn có lỗi điệp âm nhưng do các tài liệu không thống nhất nên chúng tôi không nêu ra ở đây


nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:34 am by nguoitruongphu
Bài 25:

* Bàn thêm về thơ Đường luật (Phần 3)

Trong bài Phép dụng tự có đề cập đến việc bài thơ phải tránh:
1. Điệp thanh
2. Điệp âm
3. Điệp vận

Hôm nay xin được tiếp tục bàn về ba điểm trên. Trong phạm vi bài này chỉ bàn về Thơ Thất Ngôn Luật Thi mà thôi (Thơ Ngũ Ngôn Luật Thi sẽ bàn vào một dịp khác).

1. Điệp thanh:

Chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trong các câu luật trắc vần bằng. Hai chữ ấy đều bình thanh thì thượng đoản hạ trường, hoặc ngược lại (thượng trường hạ đoản), chớ đừng dùng cả hai hoặc đều đoản hay đều trường.
Thí dụ 1 (cả hai đều cùng đoản bình thanh):

Thành Loa vừa thấy xây vua Thục
Ải Lạng quanh coi đuổi giặc Ngô
(Nguyễn Đỉnh Ngọc)

Câu thơ không có tiếng ngân, hơi thơ đọc xong là đứt không đủ sức đi vào lòng người đọc người nghe.

Tuy vậy vẫn còn đỡ hơn chữ thứ 4 và chữ thứ 7 đều cùng trường.
Thí dụ 2 (cả hai đều cùng trường bình thanh):

Nõn nà sắc nước nhờ ơn nước
Ngào ngạt hương trời ngát dặm trời
(Lê Thánh Tôn)

Câu thơ quặp ở giữa lưng như bụi chuối bị gió thổi gãy, âm hưởng nghe chìm lỉm như tiếng trống bị đùn da. Lỗi này nên tránh.

Thượng đoản hạ trường hoặc thượng trường hạ đoản thay đổi nhau thì câu thơ mới hài hảo.

Tuy nhiên nếu chữ thứ 4 có một trường bình thanh đứng kề thì câu thơ lại đọc nghe êm tai.
Thí dụ:

Thay mười tám triệu người ăn nói
Mở bốn ngàn năm mặt nước non
(Trần Tế Xương)

Mấy hàng tóc bạc từng dâu bể
Một tấm lòng son giải núi sông
(Đặng Xuân Bảng)

Nói tóm lại trong một câu Thất Ngôn thì có hoặc 4 tiếng bằng 3 tiếng trắc, hoặc 4 tiếng trắc 3 tiếng bằng thì những tiếng bằng trắc ấy phải có thanh độ khác nhau, câu thơ mới giàu âm nhạc. Trong mỗi câu ít nhất là phải có 1 tiếng trường bình thì nghe mới êm. Nhưng chớ nên dùng nhiều trường bình quá. Nhiều trường bình làm cho câu thơ yếu ớt, giọng trầm trầm khó nghe. Trong một câu Thất Ngôn có 4 tiếng bằng thì dùng 2 tiếng trường bình là vừa. Nếu một câu có 3 tiếng bằng mà dùng trường bình cả 3, hoặc 4 tiếng bằng mà dùng đến 3 trường bình thì câu thơ nghe không được du dương trầm bổng, mặc dù không phạm lỗi gì cả.

Thí dụ:

Trời làm đá nát lại vàng sôi
Thiên hạ trông mưa đứng lại ngồi
Ngày trước biết gì ăn với ngủ
Bây giờ lo cả nước cùng nôi
Trâu mừng ruộng nẻ cày không được
Cá sợ ao khô vượt cả rồi
Tình cảnh nhà ai nông nổi ấy
Quạt mo phe phẩy một mình tôi
(Trần Tế Xương)

Chúng ta nhận thấy câu đầu có 3 trường bình thanh trên 4, âm thanh nghe không được hài mỹ bằng những câu mà thanh độ điều hoà là các câu dưới.

2. Điệp âm:

Điệp thanh thì bằng vào thanh độ và chú trọng hai bình thanh là đoản bình và trường bình.
Về điệp âm thì lưu ý đến những tiếng cùng một âm căn, như ban bàn bán bản bãn bạn, thanh thành thánh thảnh thãnh thạnh ... những chữ mà một hay nhiều mẫu tự đứng trước hoặc đứng sau giống nhau, như ba bốn bữa, mây man mác, núi nặng nề ... bối rối mối, mây vây cây v.v... Những chữ đồng âm mà để gần nhau, nhất là ba hoặc bốn chữ cùng một lượt, thì nghe như nói cà lăm, nói lắp bắp, rất chướng tai (cacophonie).

Thí dụ:

Thượng toạ thiền trung sư sự sứ
Đình tiền túy tửu phụ phù phu

Đường về xóm cũ mây man mác
Nhớ đến người xưa nặng nỗi niềm

Gặp mặt cô nàng tôi bối rối
May nhờ lúc ấy tối rồi thôi

Chúng ta cùng đọc và nhận xét bài thơ sau đây:

Vô Đề

Tiếng gà bên gối tẻ tè te
Bóng ác trông ra loé loẽ loè
Non mấy trùng cao chon chót vót
Hoa năm sắc nở lỏe lòe loe
Chim tình bậu bạn kìa kia kĩa
Ong nghĩa vua tôi nhẹ nhẻ nhe
Danh lợi không màng ti tí tị
Ngủ trưa chưa dậy khỏe khòe khoe

Nguyễn Thượng Hiền

3. Điệp vận:

Tương tự như điệp thanh. Điệp vận ở chữ thứ 4 và chữ thứ 7.
Nhất là ở những câu luật trắc vần bằng.

Thí dụ:

Người hỡi Nghiêm Lăng có biết chăng
Lòng ta ý gã mấy ai bằng

Thôi thôi dại sớm thời khôn sớm
Nhắn kẻ chưa què chớ vội khoe

Hai đứa chung dòng nước Cửu Long
Thương nhau chẳng gặp nát tan lòng

Bẽ bàng lối cũ hoa chào gió
Thổn thức canh trường nhạn khóc sương

Quyên rầu rĩ tiếng chùng dây sắt
Nhạn lẻ loi đường thẹn bóng gương

Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo
Đường đi thiên thẹo quán cheo leo

Khi dang thẳng cánh bù khi cúi
Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi

Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

Xiếu mai chi dám tình trăng gió
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh


Thơ Thất Ngôn chẳng những tránh điệp vận ở những câu có vần, mà phải tránh cả ở những câu không vần nữa. Và chẳng những phải tránh ở chữ thứ 4 thứ 7, mà còn phải tránh cả ở những chữ thứ 2 và thứ 6 nữa.

Thí dụ:

Tình quê ấp ủ mùi hương cũ
Tin bạn mơ màng bóng nhạn xa

Nghĩ mình vốn cũng đa tình lắm
Mà dạ người thương chẳng tỏ tường

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Điệp vận ở chữ thứ 4 và thứ 7 gọi là Đại Vận.
Điệp vận ở chữ thứ 2 và thứ 6 gọi là Tiểu Vận.
Cả hai đều là bệnh của thơ.
Những điểm này sẽ được nói thêm trong phần Thi Bệnh sắp tới.

(Nguồn trích thi pháp thơ Đường của Quách Tấn)
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:35 am by nguoitruongphu
Bài 26:


Những dạng thơ Đường Luật Phần 1


1 - Họa Vận


Một người làm một bài xướng lên, một người nữa làm bài khác họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng, còn ý nghĩa hoặc phụ theo cho rộng,hoặc trái hẳn lại ( phản đề ) :


Hỏi Ả Bán Chiếu


Xướng :
Ả ở đâu nay bán chiếu gon ?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn ?
Xuân thu nay độ bao nhiêu tuổi ?
Đã có chồng chưa được mấy con ?
Nguyễn Trãi


Họa :
Tôi ở Tây hồ bán chiếu gon .
Nỗi chi ông hỏi hết hay còn ?
Xuân thu tuổi mới trăng còn lẻ ,
Chồng còn chưa có,có chi con !
Nguyễn Thị Lộ


2-Thủ nhất thanh ( nhất đồng )


Từ đứng đầu 8 câu đều giống nhau.


Tám Mừng


Mừng đón xuân về, muôn sắc hoa,
Mừng xuân,xuân mới, mới thêm ra.
Mừng nghe nhựa sống, như còn trẻ,
Mừng thấy đời tươi, chửa muốn già.
Mừng khỏe đôi chân, đi đứng vững,
Mừng tinh cặp mắt ngắm nhìn xa.
Mừng nhau tuổi Thọ tăng tăng mãi,
Mừng được trường xuân hưởng thái hòa.
1986 Lạc Nam


3-Song điệp


Tất cả 8 câu đều có 2 điệp từ :


Chuyện Đời


Vất vất vơ vơ, cũng nực cười,
Căm căm cúi cúi có hơn ai .
Nay còn chị chị anh anh đó ,
Mai đã ông ông mụ mụ rồi.
Có có không không, lo hết kiếp
Khôn khôn dại dại, chết xong đời.
Chi bằng láo láo lơ lơ vậy,
Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi.
Nguyễn Công Trứ


4-Song điệp độc vận


Tất cả 8 câu đều có 1 từ và chỉ có 1 vần.


Xuân Và Thơ


Xuân tự ngàn xưa,bạn với Thơ
Tình Xuân là cả vạn lời Thơ
Đẹp duyên hoa bút,Xuân ngời sắc
Rộn khúc Xuân thiều,nhạc ánh Thơ.
Xuân vắng,oanh hờn,dầu dáng liễu
Xuân về hương tỏa ngát lời Thơ
Xuân nương, thi sĩ, đôi người ngọc,
Dệt mộng ngày Xuân, lộng ý Thơ.
Lạc Nam


5-Dĩ đề vi thủ


Lấy 8 từ đầu để mở đầu cho 8 câu thơ :


Xướng (Nam): "Trăm điều hãy cứ trông vào một ta"


Trăm nỗi bâng khuâng góp chuyện lòng
Điều chi mà ngại nghĩa non sông
Hãy buông lá thắm xuôi dòng vắng
Cứ để hoa đào cợt gió đông
Trông nẽo lầu thơ chờ hạnh ngộ
Vào trong giấc mộng đợì tao phùng
Một phen tâm sự hòa theo nhạc
Ta sẽ cùng nhau viết thỉ chung


Họa (Nữ) : "Đi đâu chẳng biết con người sở khanh"


Đi mãi đường xa đã biết lòng
Đâu còn mơ tưởng núi cùng sông
Chẳng đem thơ ấy treo lầu vắng
Biết chọn hoa nào bán chợ đông
Con mắt chưa từng xanh thế tục
Người quen đành tạm trắng tương-phùng
Sở Tần, xin nhắn thà xa cách
Khanh tướng đâu mà nghĩ đỉnh chung !


(Sưu tầm từ nhiều nguồn)
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:36 am by nguoitruongphu
Bài 27:


Những dạng thơ Đường Luật Phần 2


6-Dĩ đề vi vận


Lấy đầu đề làm vần


Không Chồng Trông Bông Lông


Xướng :
Bực gì bằng gái chực phòng không
Tơ tưởng vì chưng một tấm chồng,
Trên gác rồng mây ngao ngán nhẽ,
Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông.
Mua vui lắm lúc cười cười gượng,
Giả dại nhiều khi nói nói bông.
Mới biết có chồng như có cánh,
Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông.
Nguyễn Khuyến


Họa Vận :
Phật rằng sắc sắc không không ,
Sắc sắc không không khó chất chồng.
Ân oán,nhiều người còn có ngóng,
Trải oan,lắm kẻ vẫn chờ trông.
Thế gian,nhân quả nhanh như bóng,
Cõi Phật,nhân duyên nhẹ tựa bông.
Xuân đến hoa xuân tươi đẹp mãi,
Luân hồi ra khỏi,hết bông lông.
Cổ Lai Hy (nhóm Silicon)


7-Toán thi


Cả bài câu nào cũng có từ chỉ con số.


Thân Phận Gái


Một sớm phân vân bước xuống thuyền,
Tưng bừng hai họ,nỗi sầu riêng.
Lặng nhìn ba má,đôi giòng lệ,
Xác pháo bốn bề,nát phận duyên.
Năm tháng rồi đây tùy số kiếp,
Hoài lang sáu nhịp,vọng chim uyên.
Bảy ba chìm nổi,tình nhi nữ,
Đôi tám sang ngang,đạo chính chuyên.
Tùng Linh


8-Liên hoàn


Thể thơ có nhiều đoạn, câu cuối của đoạn trên được chuyển thành câu đầu của đoạn dưới


Thi Lấy Được


Anh Phán nhà ta biết cóc gì
Kỳ thi Tham biện cũng ra thi,
Nhất thì anh đỗ,nhì anh trượt,
Chẳng đậu khoa này, khoa khác đi.


Chẳng đậu khoa này, khoa khác đi.
Nam nhi chi chí, há lo gì,
Một, hai, ba, bốn, năm năm trượt
Nhẵn mặt quan trường, chẳng thẹn chi.


Nhẵn mặt quan trường, chẳng thẹn chi.
Trượt thi, thi trượt, vẫn gan lì.
. . . .
Tú Mỡ




Lính Tập Vinh Qui


Chú đội qua Tây thắng trận về,
Cả nhà đón rước thật mừng ghê !
Ông già, bà lão gồm hai cụ,
Vợ giảnh, con ngoan đủ mọi bề, (1)
Nảy ngực mề đay tiền bạc chói,
Rạng mình khố đỏ áo vàng xuê.
Giang sơn mày mặt càng tươi tốt,
Bộ cất tay lên, ngó cũng nghề. (2)


Bộ cất tay lên ngó cũng nghề,
Miệng cười tróm trém, húi râu dê.(3)
Xông pha trăm trận từng hăm hở
Gánh vác hai vai ghẹo nặng nề ! (4)
Mở mặt Tiên Rồng dòng Đại Việt,
Nổi danh hùng hổ cõi Âu tê (5)
Trong tình cảnh nọ dầu không vẻ,
Văng vẳng dường nghe tiếng ắc-đê ! (6)
N.V.H


Chú thích
1-Vợ đẹp ( tiếng Nghệ)
2-Có vẻ tay nghề
3-Bộ râu xén như râu dê
4-Dù công việc có nặng đến đâu cũng không sợ (tiếng Nghệ)
5-Âu Tây.chữ tây,âm Hán có khi đọc là tê
6-Phiên âm chữ Pháp : un,deux.Tiếng hô đi đều của lính tập.


9-Liên hoàn thuận nghịch vận


Thể thơ như trên, nhưng bài thứ 2 viết ngược vần lại với bài thứ nhất.


Xem Núi Non Bộ


Non nhân, nước trí, điểu muông hiền,
Núi giả mà in dáng tự nhiên.
Một vũng xinh xinh, vươn một ngọn,
Hai cầu nho nhỏ, vắt hai triền.
Thuyền ngư lướt suối dong miền tục,
Cánh hạc trườn mây bổng cõi tiên.
Đối cảnh tâm tư dường nhẹ nhõm,
Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền.


Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền.
Bàn đá say cờ đôi lão tiên,
Lã vọng buông câu vờn sóng nước,
Phật đài mở lối lượn ven triền.
Sỏn thanh thủy tú,hồn u nhã,
Sắc lộng hương nùng ,khí hạo nhiên.
Phong cảnh tạo hình như giới thiệu
Chủ nhân đây cũng bậc nhân hiền.
Lạc Nam


10-Ô thước kiều


Thể thơ liên hoàn như trên, nhưng lấy 2 từ cuối, hoặc nhắc lại 2, 3 từ nào đó ở câu cuối của bài trên để mở đầu cho câu 1 của bài dưới.


Chống Tôn Thọ Tường


Lung lay lòng sắt đã mang nhơ,
Chẳng xét phận mình khéo nói vơ.
Người trí mang lo danh chẳng chói,
Đứa ngu luống sợ tuổi không chờ.
Bài hòa đã sẵn in tay thợ,
Cuộc đánh hơn thua giống nước cờ.
Chưa trả thù nhà,đền nợ nước,
Dám đâu mắt lấp với tai ngơ.


Tai ngơ sao đặng lúc tan tành,
Luống biết trách người,chẳng trách mình.
Đến thế còn khoe đàng đạo nghĩa,
Như vầy cũng gọi kẻ trâm anh.
Biển khơi vụng tính dung thuyền nhỏ,
Chuông nặng to gan buộc chỉ mành.
Thân có,ắt danh tua phải có,
Khuyên người ái trọng cái thân danh.


Thân danh chẳng kể, thật thằng hoang,
Đốt sáp nên tro lụy chẳng màng.
Hai cửa trâm anh xô sấp ngửa,
Một nhà danh giá xóa tan hoang.
Con buôn khấp khởi chưa từng ngọc,
Người khó xăng xăng mới gặp vàng.
Thương kẻ đòng văn nên phải nhắc.
Dễ đâu ta dám tiếng khoe khoang.
Phan Văn Trị ( 1830-1910)


(Sưu tầm từ nhiều nguồn)

nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:37 am by nguoitruongphu
Bài 29:


Những dạng thơ Đường Luật Phần 4


16-Yết hậu


Các câu trên đủ từ cả, riêng câu cuối cùng chỉ có 1 từ.


Rượu Say Nhè


Sống ở nhân gian, đánh chén cay,
Trăm năm ngày tháng, giữ be đầy.
Diêm vương phán hỏi "Ai đó " ?
- "Say ! "


Sống ở nhân gian đánh chén khè ,
Trăm năm ngày tháng,giữ đầy be.
Diêm vương phán hỏi " Ai đó " ?
- "Nhè ! "
Phạm Thái (biệt hiệu Chiêu Lỳ)


17-Áp cú


Từ cuối của câu trước trở thành từ đầu của câu sau.


Sang Canh


Năm nảo năm nao cũng ước lành
Lành, còn mong hết ? đón sang canh.
Canh trời thắc thỏm phương xin lộc,
Lộc nước lăm le khách vít cành.
Cành lá đêm qua dù thiếu nụ,
Nụ đào xuân hé đẹp hơn tranh,
Tranh đời mới lại màu hoa gấm,
Gấm vóc sơn hà lộng sắc xanh.
Toại Khang


Chừa Rượu


Những lúc say sưa, cũng muốn chừa,
Muốn chừa,nhưng tỉnh lại hay ưa,
Hay ưa nên nỗi không chừa được,
Chừa được, nhưng mà cũng chẳng chừa.
Nguyễn Khuyến


18-Chơi chữ


Thể thơ chơi chữ rất phong phú và hứng thú. Chỉ xin liệt kê ra đây vài bài mẫu :


a-Chơi theo vần A B C . . .


Muốn Quy Thuyền


A Di Đà Phật muốn quy thuyền,
B bết lòng tham hãy cứ nguyên.
C xích cho gần nơi cửa tịnh,
Đ đầu nguyện dứt mối trần duyên.
Thảo Am


Dở Dang


E không thoát khỏi xa niềm tục,
F gượng rồi ra cũng hão huyền.
T tái trần duyên tu chẳng trọn,
Y thời cũng trả,bát không quyên.
Bùi Tiến (nhóm Silicon)


b-Chơi theo các dấu : Huyền - Sắc - Nặng - Hỏi


Huyền diệu trông lên cửa đạo thuyền,
Sắc không khôn rõ thấu căn nguyên
Nặng nề nghiệp chướng e chưa hết,
Hỏi mấy ai đà có thiện duyên.
Thảo Am


c-Các từ trong bài thơ đều dùng một phụ âm hay nguyên âm


Chuyện Cô Cháu


Cô chẳng cho con cả chén chè
Cô cho chút chút,chán cô chưa.
Chè còn,cô cất cho chua cả,
Con cũng chê,mà chó cũng chê.
Bùi Tiến (Quán Thơ Silicon)
Chớ chớ, cháu cô chỉ chãnh chòe,
Cháo chè chi chiết chán chường chưa !
Chén chè cô cúng cho chùa cả,
Cầu cháu cùng cô chồng chẳng chê !
Mai Ninh (nhóm Silicon)


d- Ý của các từ , cụm từ, câu thơ đều phải hiểu theo nghĩa bóng, điển . . . Thể thơ chơi chữ này thú vị và bất ngờ nhất vì có khi người đọc nghĩ ra những ý mà chính tác giả cũng không nghĩ ra.


Tắm Trong Tù


Vùng vẫy mình trong bể nước đầy
Hết kỳ lại cọ, chẳng rời tay
Ông Tây cứ bảo mình yêu nước,
Ừ, chẳng yêu sao lại thế này ?
Nhượng Tống


Chú thích : Lệ nhà tù, một tuần mới cho tắm một lần, nên mỗi khi tắm, phạm nhân vùng vẫy kỳ cọ trong bể nước cho bằng đã.


Ghẹo Sư nữ


Ôm tiu cắp mõ ngủ kho kho,
Gió thổi mùng thiền mát mẻ cô,
Cánh cửa từ bi gài lỏng khóa,
Nén hương tế độ đốt đầy lò.
Cá khe lắng kệ đầu ngơ ngác ,
Chim suối nghe kinh cổ gật gù.
Nhắn với chúng sinh lòng muốn độ,
Đêm đêm thường niệm chữ nam vô !
Nguyễn Khuyến ? Mai Thế Quý ?


19-Kỵ đề


Thể thơ trong đó tất cả 8 câu đều không có từ nào chỉ đề tài mà vẫn thể hiện đầy đủ yêu cầu của đề tài. Chưa sưu tầm ra bài mẫu


20-Bát điệp


Thể thơ trong đó tất cả 8 câu đều có lồng vào 1 hoặc 2 từ giống nhau.


Gái Muộn Chồng


Ai giám thương đâu gái có chồng
Thương vì một nỗi chực phòng không.
Thương con quốc đực kêu mùa hạ
Thương cái bèo non giạt biển đông
Thương vợ chồng Ngâu duyên chểnh mảng,
Thương cha mẹ nhện số long đong.
Cái thương quân tử thương là thế,
Có giám thương đâu gái muộn chồng.
Khuyết Danh


Còn Chơi


Ai đã hay đâu tớ chán đời,
Đời chưa chán tớ, tớ còn chơi.
Chơi cho thật chán, cho đời chán,
Đời chán nhau thời tớ sẽ thôi.
Nói thế, can gì tớ đã thôi ?
Đời đương có tớ, tớ còn chơi.
Người ta chơi đã già đời cả
Như tớ năm nay mới nửa đời.
Tản Đà


Chú thích :Trong câu 5 Tản Đà không có dùng từ đời. Nếu ta thay từ " can gì " bằng "đời nào " câu 5 thành : "Nói thế, đời nào tớ đã thôi" thì bài thơ thuộc thể Bát điệp.


(Sưu tầm từ nhiều nguồn)

nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:38 am by nguoitruongphu
Bài 34:


TỨ TUYỆT (Phần 1)


Định nghĩa: Tứ là bốn, tuyệt là dứt, ngắt. Lối này gọi thế vì thơ tứ tuyệt là ngắt lấy bốn câu trong bài thơ bát cú mà thành.


Các cách làm thơ tứ tuyệt: Vì một bài thơ bát cú có thể ngắt nhiều cách, nên cũng có nhiều cách làm thơ tứ tuyệt


thơ tứ tuyệt làm theo cấu trúc khai-thừa-chuyển-hợp, mỗi câu bảy chữ, không yêu cầu đối. Chữ cuối của các câu 1, 2, 4 thường là vần bằng. Chữ cuối của câu 3 có thể vần trắc, cách niêm như thơ thất ngôn bát cú. Ngày nay người ta sửa đổi định nghĩa về thơ tứ tuyệt, rằng thơ tứ tuyệt là thơ gì cũng được, miễn là có bốn câu, và vần luật tất nhiên cũng theo đó mà thay


Người ta nói thể thơ này dựa theo cấu Nhất Tam Ngũ bất luận ,Nhị Tứ Lục Phân Minh nghĩa là chữ thứ 1,3,5 trong các câu thì không phải bắt buộc theo luật,còn chữ thứ 2,4,6 thì phải theo qui luật của nó ,


Luật căn bản của Thất ngôn tứ tuyệt:


( các chử viết thường là không cần phải theo luật , còn các chử In Hoa thì bắt buộc


Bảng 1


b B t T t B B(niêm vần )
t T b B t T B(niêm vần )
t T b B b T T
b B t T t B B(niêm vần )


Thí dụ :


Nhớ
Song thưa gió lộng buốt mây trùng
Chạnh nhớ ai mà mắt lệ rưng
Soi mãi đài gương ngồi dựa bóng
Ba Thu chưa thoả mộng tương phùng




Bảng 2


t T b B t T B niêm
b B t T t B B niêm
b B t T b B T
t T b B t T B niêm


Thí Dụ :


Trong vắt trời non suốt một màu
Trên sông cài lững ánh trăng cao
Làm sao hái được vành trăng ấy
Để tặng cho riêng khách má đào
TTT...


Bảng 3


b B t T b B T
t T b B t T B niêm
t T b B b T T
b B t T t B B niêm


TD :


Đêm tàn lệ gối phai hương sắc
Nến lụn chập chờn gió thoảng qua
Cửa ngọc rèm thưa lay ánh nguyệt
Thầm ngồi soi bóng , bóng soi ta


Bảng 4


t T b B b T T
b B t T t B B niêm
b B t T b B T
t T b B t T B niêm


Trời đất vô tình buông lặng lẽ
Núi sông hờ hững nặng nề trôi
Đêm khuya thanh vắng thuyền ai rẽ
Người ở giang đầu có nhớ tôi




Chú ý trong bảng 3 và 4 thì hai vần Trắc không đòi hỏi phải niêm nhưng nếu làm được hai vần trắc niêm thì càng hay


Ở trên chỉ là căn bản của phần 1, bây giờ cũng áp dụng
luật căn bản nầy nhưng làm theo vần Trắc nghĩa là lấy vần Trắc làm căn bạn


Bảng 1


t T b B b T T niêm
b B t T b B T niêm
b B t T t B B
t T b B b T T niêm


TD:


Năm tháng buông dần theo đuổi mãi
Tương tư ảo mộng sao phân giãi
Vào yêu mới rõ được thương đau
Mới hiểu sóng tình cuồn cuộn chảy


Bảng 2


b B t T b B T niêm
t T b B b T T niêm
t T b B t T B
b B t T b B T niêm


TD:


Quanh co mấy chử buồn buồn ngũ
Trắc trắc bằng bằng sao khó thủ
Ít nét mà thôi đả hết rồi
Thơ gì viết mãi mà chưa đủ


Bảng 3


t T b B t T B
b B t T b B T niêm
b B t T t B B
t T b B b T T niêm


TD :


Gió lộng bên thềm quét lá rơi
Khuya nay bóng nguyệt không thèm ghé
Thương người chốn ấy biệt ngàn khơi
Mắt dõi theo chàng đêm bóng lẽ


Bảng 4


b B t T t B B
t T b B b T T niêm
t T b B t T B
b B t T b B T niêm


TD :


Dờn dờn nước biếc gợn mây bay
Lất phất gió lùa lay khóm trúc
Đáy nước lung linh bóng nguyệt cài
Vui say chén rượu bừng hương cúc


(sưu tâm)



Mời các bạn tham quan nhà riêng:
Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn
Blog Yume Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

Trả lời kèm Trích dẫn Trả lời kèm Trích dẫn
10-04-2012, 10:08 PM #52
thanhtracnguyenvan thanhtracnguyenvan Đang Ngoại tuyến
Trung Tá

thanhtracnguyenvan's Avatar Ngày tham gia
Dec 2011
Bài viết
781
Blog Entries
81
Bài 35:


TỨ TUYỆT (Phần 2)


* Một số cách ngắt bát cú thành tứ tuyệt


1.) Ngắt bốn câu trên, thành ra bài thơ ba vần, hai câu trên không đối nhau, hai câu dưới đối nhau. Thí dụ:


Con Voi


(So sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên.)


Xông pha bốn cõi bể chông gai,
Vùng vẫy mười phương bụi cát bay.
Phép nước gọi là tơ chỉ buộc, *
Sức này nào quản búa rìu lay. *
Lê Thánh Tôn (?)


* = đối nhau.


2.) Ngắt bốn câu giữa, thành ra bài thơ 2 vần, cả bốn câu đối nhau. Thí dụ:


Khóm Gừng Tỏi


(So sánh với biểu Ngũ ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên)


Lởm chởm vài hàng tỏi *
Lơ thơ mấy khóm gừng *
Vẻ chi là cảnh mọn #
Mà cũng đến tang thương # Ôn Như hầu


*, # = đối nhau.


3.) Ngắt bốn câu dưới, thành ra bài thơ 2 vần, hai câu trên đối nhau, hai câu dưới không đối. Thí dụ:


Đề Chùa Vô Vi (So sánh với biểu Ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng ở trên)


Vắt vẻo sườn non Trạo, *
Lơ thơ mấy ngọn chùa. *
Hỏi ai là chủ đó?
Có bán tớ xin mua


Vô Danh


* = đối nhau.


4.) Ngắt 2 câu đầu và 2 câu cuối, thành ra bài thơ 3 vần, cả 4 câu không đối. Thí dụ:


Cái Pháo


(So sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở trên)


Xác không, vốn những cậy tay người,
Bao nả công trình, tạch cái thôi!
Kêu lắm, lại càng tan tác lắm,
Thế nào cũng một tiếng mà thôi.


Nguyễn Hữu Chỉnh


5.) Ngắt hai câu 1-2 với hai câu 5-6, thành ra bài thơ 3 vần hai câu cuối đối nhau. Thí dụ:


Con Cóc


(so sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật trắc, vần bằng ở trên)


Bác mẹ sinh ra bốn áo sồi,
Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi.
Tép miệng năm ba con kiến gió, *
Nghiến răng chuyển động bốn phương trời. *
Lê Thánh Tôn


( Sử dụng tài liệu của Dương Quảng Hàm )


(sưu tâm)

nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:39 am by nguoitruongphu
Bài 38:


Thơ bốn chữ


Luật bằng trắc


Để cho bài thơ có âm điệu, chúng ta nên luân phiên thay đổi luật bằng trắc.


Nếu tiếng thứ 2 bằng thì tiếng thứ 4 trắc; ngược lại, tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng:


b B T T
t T b B


Nhưng nhiều khi các thi sĩ cũng không theo luật đó.


Cách gieo vần


1. Vần liên tiếp (ít dùng)


Tiểu chức Táo Công
Kính trình Thượng Đế
Năm nay dương thế
Lâm nạn đao binh
Khói lửa chiến tranh
Bùng lan Âu Á
Cõi trần loạn sạ
Trên đất ngoài khơi
Đáy bể lưng trời
Đầy mù sát khí
Khiến thần lo nghĩ
Đến việc hành trình
Lên được Thiên đình
Năm nay thực khó
Sợ nạn tầu bay
Phòng thủ đêm ngày
Thần công cao sạ
Thấy chi là lạ
Lơ lửng trên không
Thời súng đùng đùng
Chĩa lên tua tủa
Hạ thần lo sợ
Cưỡi cá lên mây
Chúng ngỡ tầu bay
Bắn lên loạn sạ
...
(Tú Mỡ - Hạ giới ngày 23 tháng chạp năm Kỷ Mão 1940)




Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Anh đi theo hoài
Gót giầy thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
(Phạm Thiên Thư - Ngày xưa Hoàng thị)




2. Vần chéo (Vần gián cách)


Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày


Tôi làm con gái
Một lần qua đây
Rồi không trở lại
Ôi mùa xuân này
(Nhã Ca - Bài Nhã Ca thứ nhất)


Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả.


Bò ơi, bò nghỉ
Sau buổi cày mai
Có gì ngẫm nghĩ
Nhai mãi, nhai hoài...
(Huy Cận - Buổi trưa hè )


3. Vần ôm


Chiều nhẹ chiêm bao
Ngập ngừng áo mỏng
Có trăng hoài vọng
Cùng mây tiêu dao
Có một vì sao
Ghé vào giấc mộng
Tóc em gió lộng
Bay hương ngọt ngào
(Đinh Hùng - Khi lòng đầy hương)


Tôi người tình nhỏ
Lặng trong cô đơn
Đêm dài tủi hờn
Nửa đời dang dở


Ôi người tình lỡ
Ưu tư tháng ngày
Bóng hình chân mây
Chìm trong nhung nhớ
(Shiroi)


4. Vần ba tiếng (ít dùng)


Lá đổ rào rào,
Trăng vàng xôn xao
Chuỗi cười ha hả,
Trên cánh đồi cao


Khói bỏ tầng không
Lửa dậy trong lòng
Ô hay tráng sĩ
Dừng mãi bên sông
(Hàn Mặc Tử - Chuỗi cười)


(sưu tầm)
nguoitruongphu
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jun 26, 2014 6:40 am by nguoitruongphu
Bài 42:


Thơ tám chữ


Thơ tám chữ phát sinh từ thập niên 30-40 trong phong trào thơ mới tiền chiến. Tiêu biểu là các bài thơ của Hồ Dzếnh và Xuân Diệu .


Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ. Tuy là thơ tự do, nhưng vẫn có luật của nó.


Thể thơ này không có quy luật nhất định, có nghĩa là vần điệu tự do hơn. Thể thơ tám chữ chú trọng rất nhiều trong cái "nhạc" của từng câu thơ.
Làm thơ tám chữ dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó.


A. Luật bằng trắc:


Thường thì trong câu để có âm điệu du dương hễ chữ cuối có thanh trắc thì chữ thứ 3 trắc, chữ thứ 5 và 6 bằng; chữ cuối có thanh bằng thì chữ thứ 3 bằng, chữ thứ 5 và 6 trắc.


* Chữ cuối có thanh trắc thì chữ thứ ba là thanh trắc, thứ năm hoặc sáu là thanh bằng:


Ngắt câu chữ thứ 5 : x x T (b) B x x T
Ngắt câu chữ thứ 6 : x x T x (b) B x T


* Chữ cuối có thanh bằng thì chữ thứ ba là thanh bằng, chữ thứ năm hoặc sáu là thanh trắc:


Ngắt câu chữ thứ 5 : x x B (t) T x x B
Ngắt câu chữ thứ 6 : x x B x (t) T x B


Nhưng nhiều tác giả làm thơ cũng không theo quy định bằng trắc này.


Trong một câu, nên có sự cân bằng giữa số lượng các thanh bằng và thanh trắc, ví dụ Bằng /Trắc = 3/5 hay ngược lại. Thanh bằng trắc cũng nên xen kẽ đều đặn để câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng.


B. Cách ngắt nhịp:


Câu thơ 8 chữ có thể được ngắt nhịp bất kỳ, thường ngắt nhịp 3/5, 3/3/2, 3/2/3, cũng có khi 4/4, 2/2/2/2, 5/3...
Chúng ta nên thay phiên cách ngắt nhịp để bài thơ có tiết tấu hay (tiết tấu nghĩa là nhịp nhàng, do cách ngắt nhịp, đoạn dài đoạn ngắn mà thành)


Ta rắp nâng lời chào/ ngày mới mẻ,
Vì Đông,/ Thu,/ hay Hạ/ cũng như Xuân;
Cũng có tình riêng/ với lòng thi sĩ.
Ta vui ca/ trông ngày tháng xoay vần.
(Khúc ca hoài xuân - Thế Lữ)


C. Cách gieo vần:


Gieo vần thì có nhiều cách, có thể theo các cách tương tự như gieo vần thơ 4 chữ như sau :


1. Vần liên tiếp:


Cứ hai vần bằng rồi đến hai vần trắc, hoặc hai vần trắc rồi đến hai vần bằng. Như vậy, câu 1 vần câu 2, câu 3 vần câu 4, hoặc là câu 2 vần câu 3, câu 4 vần câu 5. Thí dụ:


Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Tôi sẽ trách - cố nhiên, nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về...
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...
(Ngập ngừng - Hồ Dzếnh)


Ta nghe rõ con thuyền trôi phấp phới
Non động hoang mang, tình xưa bạn mới
Hoa chờ, tươi: mây đợi, thắm lưng đèo
Suối quanh co bờ đá dựng cheo leo
Sườn bích lập nâng cao trần thạch nhũ
Vòm nho nhỏ còn ghi thương nhớ cũ
Lệ chia phôi ngàn thuở đọng lưng chừng
Lối vào sâu mấy khoá nẻo sau lưng
Khe nước hẹp khép dần sau bánh lái
Đôi bờ gấm chập chờn xê xích lại
Nóc rêu nhung buông rủ sát ngang đầu
Hồn phiêu dao tưởng cõi chiếc thuyền câu
Lách hang đá bay về non nước Tấn
(Đào Nguyên lạc lối - Vũ Hoàng Chương)


Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở, lòng em cô độc quá
Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử
(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)


2. Vần tréo (Vần gián cách):


Một vần bằng rồi tới một vần trắc. Như vậy, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4. Thí dụ:


Trời xuân vắng, cỏ cây rên xào xạc
Bóng đêm luôn hoảng hốt mãi không thôi.
Gió xuân lạnh, ngàn sâu, thời ca hát
Trăng xuân sầu, sao héo, cũng thôi cười.
(Đêm xuân sầu - Chế Lan Viên)


Đuốc hoa toả, xiêm y càng rực rỡ
Khói trầm dâng, son phấn ngát lây hương.
Da thịt cháy, nhưng còn hơi bỡ ngỡ,
Nấp sau rèm tơ lụa mỏng hơn sương.
(Động phòng hoa chúc - Vũ Hoàng Chương)


3. Vần ôm:


Câu 1 vần với câu 4, câu 2 vần câu 3. Thí dụ:


Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng?
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngọt ngào... tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng
(Tuổi mười ba - Nguyên Sa)


Đêm thân ái có muôn hoa hồng nở
Em tới đây tình tự một đôi lời
Hồn phong hương trầm tuổi mộng hai mươi
Ta nói khẽ đủ hai lòng nghe rõ
(Ân tình dạ khúc - Đinh Hùng)


Ban sưu tầm tin tức HGTH

Văn Thơ Forum
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Sat Jun 28, 2014 12:47 am by Văn Thơ Forum
Cảm ơn anh đã chia sẽ một bài viết thật tuyệt vời, là một ''cẩm nang'' không thể thiếu trong những thành viên có tâm hồn thơ Văn chúng ta.
Sự đam mê và năng khiếu cũng như không phải ai thích là được ai làm là được cho nên một nhà Thơ đúng nghĩa không phải cứ cho là nhà Thơ thì ra nhà Thơ, mà còn phải do công chúng đón nhận.
Chúc anh luôn thấp sáng những bài viết đặc sắc của mình để chảy mãi trong lòng đọc giả không bao giờ tắt.
HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ KSf48148
avatar
Re: HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ
Bài gửi Thu Jan 18, 2024 6:10 pm by KhoaTa
đọc bài hướng dẫn làm thơ
đọc hết một lần chẳng nhớ chẳng ghi
thật mình đã chẳng biết chi
ghép từ ghép ngữ chẳng chi nên vần
chắc rồi phải đọc vài lần
may ra mốt viết có vần có âm

Xin cảm ơn bài viết rất chi tiết
 

HƯỚNG DẨN CÁCH LÀM CÁC THỂ THƠ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Văn Thơ :: Forum :: Phòng Thơ Cộng Đồng (Gửi Bài Viết)-