Diễn Đàn Văn Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Văn Thơ

Giao Lưu Thơ Văn - Không Chính Trị - Tôn Giáo
 
Trang ChínhTrang Chính  Trang ChủTrang Chủ  Sự kiện  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share | 
 

 Bảng Bằng Trắc Trong Thơ Lục Bát

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Ngọc Mai
Developer
Developer
avatar

Tổng số bài gửi : 132
Xem : 73482
Ngày Tham Gia : 09/04/2014

Bảng Bằng Trắc Trong Thơ Lục Bát Empty
23112015
Bài gửiBảng Bằng Trắc Trong Thơ Lục Bát

VẦN VÀ LUẬT


Thơ lục bát và thơ Song thất lục bát là hai thể thơ của dân tộc Việt Nam chúng ta. Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với thể lục bát, vì nó là những bài ca dao hàng ngày ta vẫn nghe ông bà ngâm nga, thơ song thất lục bát thì ta đã được học trong chương trình lớp 10 ở trường phổ thông. Sau đây ta cùng tìm hiểu về cách làm hai thể thơ này để phát huy thêm một nét văn hoá của người Việt chúng ta.

I. CÁCH LÀM THƠ LỤC BÁT


Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

A - Luật thanh trong thơ lục bát

Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắcnhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng
Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B
Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân  B - T - B
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều B-T-B-B


Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
Ví dụ:

Có sáo thì sáo nước trong T-T-B
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B
 
hay:

Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

B - Cách gieo vần trong thơ lục bát

Thơ lục bát cí cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thiw lụch bát tính linh hoạt về vần.
Cách gieo vần: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó. Và tiếng thứ tám câu bát đó lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế tiếp. Ví dụ (những từ in nghiêng hay đậm là vần với nhau):

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo  ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Trong thể thơ lục bát biến thể vẫn gieo vần như vậy, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là t-b-t-b thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó.
Ví dụ:

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Tiểu đối trong thơ lục bát:
Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) cảu câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng  lời chung.


Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát:
Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, nhưng đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3. Nhịp thơ giúp người đọc và người nghe cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn.

II. CÁCH LÀM THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

Thơ song thất lục bát là thơ gồm có 4 câu đi liền với nhau, trong đó là hai câu 7 tiếng (câu thất 1 và câu thất 2), kế tiếp là câu lục và câu bát.
Về luật vần ở câu lục và bát thì hoàn toàn là giống thơ lục bát, không đề cập đến. Tôi chỉ đề cập đến hai câu thất. Luât thanh không phải ở các từ 2-4-6 như các thể thơ khác mà lại chú ý vào các tiếng 3-5-7.
Câu thất 1: các tiếng 3-5-7 theo thứ tự là T-B-T
Câu thất 2: các tiếng 3-5-7 theo thứ tự là B-T-B
Các tiếng 1-2-4-6 tự do về thanh.
Ví dụ:

Lòng này gửi gió đông có tiện T-B-T
Nghìn vàng xin gửi đến non yên B-T-B

Về cách gieo vần cũng khác các thể thơ khác. Các thể thơ khác chỉ gieo vần ở thanh bằng, nhưng thơ song thất lục bát gieo vần ở cả tiếng thanh trắc và thanh bằng.
Tiếng thứ 7 của câu thất 1 thanh trắc vần với tiếng thứ 5 thanh trắc của câu thất 2. Tiếng thứ 7 của câu thất 2 thanh bằng vần với tiếng thứ 6 câu lục kế.
Ví dụ:

Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời.

Trong bài thơ có nhiều câu thơ song thất lục bát thì để nối hai nhóm câu lại về vần thì ta lấy tiếng thứ 8 thanh bằng của câu bát vần với tiếng thứ 5 thanh bằng của câu thất 1 kế tiếp.
Ví dụ:

Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu...

Cách ngắt nhịp trong 2 câu thất của thơ này là nhịp lẻ, tức là nhịp 3/4 hay là 2/1/4.


(Sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down

 Similar topics

-
» BÂNG QUƠ
» VỀ TRONG VẦN BẰNG
» Nâng cơ hoa hồng xanh, nâng cơ bằng chỉ hoa hồng xanh, Nâng cơ trẻ hoá khuôn mặt trong 50 phút
» BÀNG BẠC
» Bâng quơ
Share this post on: reddit

Bảng Bằng Trắc Trong Thơ Lục Bát :: Comments

No Comment.
 

Bảng Bằng Trắc Trong Thơ Lục Bát

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Văn Thơ :: Forum :: Phòng Thơ Cộng Đồng (Gửi Bài Viết)-