Nấu chín hay ăn sống rau củ để tốt cho sức khỏe
Có những loại rau chỉ phát huy tác dụng tối ưu khi được nấu chín, nhưng cũng có những loại rau chỉ nên ăn sống.
Trẻ con thích ăn rau củ nếu chúng có tên gọi kỳ lạ / Nhận diện rau củ Trung Quốc
Không cần bàn cãi về những công dụng tuyệt vời mà rau xanh mang lại cho sức khỏe. Dưới đây là những cách chế biến phù hợp với từng loại rau củ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tối đa nhất.
Măng tây
Nên nấu chín. Hấp hoặc nướng măng tây với dầu ô liu và một ít hạt tiêu là cách để kích thích các chất có khả năng chống ung thư trong măng tây.
Củ cải đường
Nên ăn sống. Tiếp xúc với nhiệt trong quá trình đun nấu sẽ làm mất hơn 25% hàm lượng folate (một loại acid amin cần thiết để hình thành tế bào, tạo máu) có trong củ cải đường. Vì vậy, nên ăn củ cải đường ở dạng tươi để bảo toàn nguồn folate quý giá.
beets-1371864490_500x0.jpg
Ản củ cải đường ở dạng tươi giúp bảo toàn nguồn folate quý giá. Ảnh: wakeup-world
Súp lơ
Nên ăn sống. Nhiệt độ sẽ làm vô hiệu hóa một enzym có trong súp lơ được gọi là myrosinase có tác dụng làm sạch những chất gây ung thư gan.
Nấm
Nên nấu chín. Các món nấm xào, luộc, nướng... không những ngon miệng mà còn cung cấp một nguồn kali đáng kể để phát triển tế bào và cơ bắp.
Hành tây
Nên ăn sống. Điều hay ho nhất ở hành tây là nó vẫn giữ nguyên hương vị dù có qua chế biến hay không. Hành tây thái lát mỏng để ăn sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Ớt đỏ
Nên ăn sống. Hàm lượng vitamin C có trong ớt sẽ giảm đáng kể nếu chúng tiếp xúc với nhiệt độ trên 375 độ C. Nếu chế biến ớt ở nhiệt độ thấp và trong khoảng thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lượng vitamin C.
Rau bina
Rau này còn gọi là cải bó xôi, rau chân vịt..., nên nấu chín. Rau bina là nguyên liệu cho những món salad tuyệt vời, giúp bạn hấp thụ nhiều canxi, sắt và magie hơn nếu đã qua chế biến.
Cà chua
Nên nấu chín. Thay vì ăn sống, bạn nên nấu chín cà chua để cơ thể được hấp thụ chất lycopen chống ung thư nhiều nhất có thể.
Thu Lê (Theo Womens Health)