Bí mật người Sài Gòn, Hà Nội đóng cửa mùng 1 Tết khiến nhiều người lần đầu ăn tết ở đây té ngửa...
TTO xin đăng 5 ý kiến giải mã bí mật người Sài Gòn, Hà Nội đóng cửa mùng 1 Tết của bạn đọc được nhiều bạn đọc bấm nút "thích" và đồng ý nhất (tính đến 0h sáng mùng 1 tết Bính Thân 2016 - tức 0h sáng 8/2/2016)
|
Đường Huỳnh Văn Bánh (Q. Phú Nhuận, TP.HCM) một buổi sáng mùng 1 tết - Ảnh: M.C |
1. NGUYỄN HỮU KHOA (200 bạn bấm "thích"): "Là một người Sài Gòn sống từ lúc sinh ra đến giờ nên tôi cũng hiểu lý do đóng cửa ở Sài Gòn sáng mùng 1 tết. Trong những ngôi nhà đóng cửa đó một phần thì không có ai, một phần thì đi thăm hỏi cha mẹ ông bà ở ngoại thành như Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh... hay về quê gốc của mình. Một số gia đình đóng cửa để gia đình cùng nhau ăn 1 bữa cơm thật yên tĩnh, chỉ những người thân với nhau".
|
Hữu Khoa: "Một số gia đình đóng cửa để gia đình cùng nhau ăn 1 bữa cơm thật yên tĩnh, chỉ những người thân với nhau" - Ảnh: M.C |
2. TÈO (123): "Theo tôi có 4 lý do: 1. Cửa hàng đóng cửa (nhiều cửa hàng là chủ đi thuê); 2. Người buôn đóng cửa hàng để về nghỉ ngơi, về nhà riêng của mình, về với gia đình; 3. Sáng mồng 1 mở cửa muộn (do tối hôm trước buôn bán, ...) nên mệt; 4. Ngại xông đất nhà khác (không hợp giờ, hợp tuổi)...
3. KHANH (87): "Mỗi người 1 hoàn cảnh. Nhưng theo mình đường phố mùng 1 vắng tanh là do ngủ nướng, hệ quả thức trắng đêm coi pháo bông, nhậu nhẹt đến 2-3h sáng =))"
4. ĐỖ VĂN SỸ (80): "Dân gian có câu "Mùng một tết Cha - mùng hai tết Chú - mùng ba tết Thầy", ở một góc độ nào đó về khía cạnh của một gia đình truyền thống, thì buổi sáng mùng một tết các thành viên trong một gia đình luôn có tâm lý hướng nội (nói một cách khác về thời gian là thì quá khứ) và cùng quây quần bên nhau vui đón tiết xuân".
5. HOANG HOA XUONG (66: "Ngoài bắc thường sáng mùng 1 tết các nhà ở trong nhà làm cơm cúng các cụ. Là ngày thiêng liêng nhất trong năm,tưởng nhớ thắp hương các cụ. Không muốn ra ngoài cũng khong muốn có ai đến sợ mang điều xấu tới rông cả năm".
Theo Tuổi trẻ