Đối với các bạn học sinh và sinh viên, công việc và học tập đôi khi làm bạn cảm thấy vô cùng áp lực. Đôi lúc nó làm bạn cảm thấy chán nản, muốn buông bỏ mọi thứ. Làm sao để giúp bạn giải thoát những áp lực căng thẳng đó và tạo động lực cho bạn ? Những bộ phim truyền cảm hứng dưới đây có thể giúp bạn có cái nhìn mới về việc học.
Top 4 những bộ phim truyền cảm hứng trong học tập có thể sẽ giúp bạn tạo động lực trong học tập, hoàn thành mục đích của chính bản thân mình. Hãy dành một ít thời gian để xem những bộ phim này, nó như một liều thuốc tinh thần dành cho bạn trong những lúc khó khăn.
1. Flying Colors – Cô nàng xếp hạng chót (2015)
Flying Colors là phim điện ảnh hài chính kịch Nhật Bản dành cho giới trẻ do Nobuhiro Doi đạo diễn, dựa theo một câu chuyện có thật. Bộ phim được công chiếu tại các rạp ở Nhật Bản vào ngày 1 tháng 5 năm 2015. Bộ phim này đã nằm trong top 4 mỗi khi nhắc mình đến những phim truyền cảm hứng trong học tập.
Nội dung phim dựa trên tiểu thuyết bán chạy nhất ( Gakunen Biri no Gyaru ga 1 nen de Hensachi o 40 Agete Keio Daigaku ni Geneki Gokaku Shita Hanashi) của Tsubota Nobutaka, hiệu trưởng một trường tư thục.
Bộ phim xoay quanh cô nữ sinh trung học Sayaka Kudo là một cô gái trang điểm thời thượng theo phong cách gyaru, ngọt ngào đáng yêu. Mỗi ngày, cô đều trang điểm đậm, cùng bạn bè chơi bời quên ngày tháng, không hề để tâm đến việc học hành, vì vậy thành tích học tập luôn đứng ở hạng chót.
Sayaka lại tự buông xuôi, cho rằng dù sao bản thân cũng rất ngốc nghếch, vì vậy cô đã lãng phí tuổi thanh xuân của mình, không đoái hoài trường lớp.
Mẹ cô rất lo lắng, vì nếu cứ thế này, có lẽ việc học đại học ở trường liên thông cũng rất khó, vì vậy bà đề nghị cô tham gia lớp học bổ túc. Ở đó, Sayaka đã gặp được thầy Tsubota Yoshitaka.
Lần đầu tiên gặp mặt, thầy Tsubota bị mái tóc vàng, khuôn mặt trang điểm đậm, tai đeo nữ trang, quần áo hở hang của Sayaka làm cho giật mình bối rối. Nhưng rồi với tính cách phóng khoáng, thoải mái của mình, hai thầy trò đã nhanh chóng trở nên thân thiết.
Qua bài kiểm tra ngắn, thầy giáo phát hiện ra tuy Sayaka đã là học sinh năm thứ hai cao trung, nhưng trình độ kiến thức của cô chỉ bằng học sinh lớp 4.
Đối mặt với một thách thức chưa từng có, thầy Tsubota lại không hề cười nhạo hay nản lòng, mà ngược lại còn khen cách nghĩ của Sayaka là “tư tưởng thuộc cấp thiên tài”, thậm chí còn hứa sẽ giúp Sayaka thi đỗ đại học Keio danh tiếng chỉ trong 1 năm.
Tuy không hiểu tại sao Sayaka lại thiếu kiến thức trầm trọng đến vậy, nhưng bằng trực giác nhạy bén, thầy Tsubota đã cảm nhận được năng lực và tiềm năng của Sayaka – thứ mà chính cô bé cũng không thể tin rằng mình có.
Vì vậy, hai thầy trò cũng bắt tay phấn đấu đạt được mục tiêu “khó hơn lên trời”, đó là đỗ vào trường Đại học Keio, vì đây là trường danh giá với tỉ lệ chọi đầu vào cao nhất Nhật Bản.
shortfilm ” cô nàng xếp hạng chót”
Trong quá trình đó, gặp phải rất nhiều thất bại, sự tự tin của Sayaka – người đã quá quen với thất bại – bị đả kích nặng nề. Nhưng nhờ có thầy Tsubota, mẹ và cậu bạn thích cô—Mori Reiji—luôn ở bên cổ vũ, Sayaka lại dũng cảm đứng lên, lau khô nước mắt và mồ hôi, tiếp tục phấn đấu.
Bất tri bất giác, cô gái có thành tích từng rất thấp lại từng bước tiến gần hơn đến ước mơ. Điểm số các bài kiểm tra của cô tăng vọt từ 30 lên 70 chỉ trong một thời gian ngắn.
Đây là một bộ phim truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều. Nó tạo động lực cho tôi trong học tập cũng như công việc. Giúp bản thân cân bằng hơn, giảm stress và mệt mỏi, giúp bản thân có suy nghĩ tích cực hơn.
2. Mưu cầu hạnh phúc (The Pursuit of Happyness)
The Pursuit of Happyness (Mưu cầu hạnh phúc) là một bộ phim tiểu sử của Mỹ dựa trên câu chuyện gần một năm đấu tranh với tình trạng vô gia cư của Chris Gardner.
Được đạo diễn bởi Gabriele Muccino, bộ phim có sự tham gia của Will Smith trong vai Gardner, một nhân viên chào hàng nhiều lúc vô gia cư và đang muốn trở thành nhà môi giới chứng khoán. Con trai của Smith là Jaden Smith cũng tham gia đóng phim trong vai con trai của Gardner, Christopher Jr. Đây là bộ phim đầu tay của Jaden.
Bộ phim là câu chuyện có thật đã được đưa lên màn bạc. The Pursuit of Happiness xoay quanh nhân vật Chris Gardner – một người bán hàng không gặp may thất bại trong kinh doanh; nợ nần chồng chất; vợ bỏ; bị đuổi khỏi nhà do không trả được tiền thuê; tất cả mọi cánh cửa dường như đã đóng sập với Chris.
Nhưng với lòng quyết tâm, ý chí sắt đá và đặc biệt là cậu con trai Christopher đã trở thành động lực thôi thúc Chris vươn lên.
The Pursuit of Happiness giống như chính cái tên của nó, phim khiến người xem phải tự hỏi Như thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc tới từ đâu?
Câu trả lời thật đơn giản hạnh phúc ở xung quanh ta và hạnh phúc là những gì mà ta đang có.
The pursuit of Happiness còn ca ngợi tinh thần vượt khó vươn lên, niềm tin vào tương lai của nhân vật Chris.
Bộ phim mang đến những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Nhưng thật ra hạnh phúc không ở đâu xa mà chính ngay đây, xung quanh mỗi chúng ta và trong chính bản thân ta.
Nếu ta cảm thấy hạnh phúc thì chúng ta sẽ hạnh phúc, tích cực và không ngừng cố gắng, cái thiện sẽ chinh phục tất cả.
Tôi đã học được sự hạnh phúc từ bộ phim đó.
Không những vậy, từ một người bình thường nghèo khó, ông đã nỗ lực không ngừng và biết nắm bắt cơ hội dù nhỏ nhất cho chính bản thân mình.
Từ đó ông học hỏi có được cuộc sống tốt hơn và chăm sóc tốt cho con trai của mình.
3. Tiếng anh là chuyện nhỏ
Một phụ nữ lớn tuổi (do Na Moon-hee thủ vai) liên tục tố cáo với văn phòng địa phương về những sai trái mà bà nhìn thấy quanh mình mỗi ngày.
Trong phim, bà xây dựng tình bạn với một sĩ quan phục vụ công chức cơ sở (Lee Je-hoon) người bắt đầu dạy tiếng Anh cho bà.
Là giáo viên của người phụ nữ lớn tuổi, anh dần nhận ra lý do chính đáng tại sao bà cần học tiếng Anh và rồi ủng hộ một cách nghiêm túc.
Với sự tham gia của Na Moon-hee và Lee Je-hoon.
Bộ phim đã được phát hành vào ngày 21 tháng 9 năm 2017.
Bộ phim mới của điện ảnh Hàn Quốc mở đầu bằng nhiều tình huống hài hước, nhưng dần khiến khán giả lặng người bởi câu chuyện đáng suy ngẫm.
Khán giả khó có thể nhịn cười trước những màn hành hạ một không hai mà bà dùng để “dằn mặt” các nhân viên tiếp dân.
Mỗi khi bà ngoại tinh quái xuất hiện, cả văn phòng lại trở nên nháo nhào.
Chỉ có anh chàng lính mới chưa biết gì như Min-jae mới không sợ bà lão.
Vẻ nghiêm túc, đĩnh đạc của Lee Je-hoon với nét diễn xuất của Na Moon-hee tạo ra “đôi đũa lệch” vừa xung khắc, vừa bổ trợ cho nhau.
Nhưng rồi cuộc đời và quá khứ của bà Ok-boon dần hé lộ. Đằng sau người đàn bà cô độc, lắm điều ấy là những phút giây tình cảm khi nấu bữa cơm ngon cho hai anh em Min-jae.
Còn là lúc khóc thầm bên mộ mẹ, là khi luống cuống bỏ máy khi cậu em trai nửa đời không gặp “xả” một tràng tiếng Anh…
Nếu không quá quan tâm đến thông điệp chính trị ẩn giấu trong phim, I Can Speak vẫn có thể mang đến những giây phút giải trí sảng khoái.
Nhưng khi hiểu rõ thông điệp, đây thực sự là bộ phim mang tiếng nói đầy sức nặng của sự thật, của công lý.
Không chướng ngại ngôn ngữ nào có thể ngăn cản được.
Qua bộ phim, bạn sẽ thấy được rằng ngôn ngữ là một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Hãy trau dồi nó khi bạn còn có thể.
4. 3 Idiots 2009 (Ba Chàng Ngốc):
Một bộ phim hài hước của Ấn Độ, một phiên bản hoàn toàn khác của Hollywood.
❝Hãy cứ theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.❞ Đó là nội dung mà bộ phim muốn truyền tải đến người xem.
Kết quả hình ảnh cho phim 3 chàng ngốc ấn độ"
Ra đời năm 2009, bộ phim Bollywood này đã phá mọi kỷ lục phòng vé từ tuần đầu ra mắt.
Ngay cả những “bom tấn” khác sau này như “Ek Tha Tiger” hay “Yeh Jawaani Hai Deewani” cũng chẳng thể có được vị thế “Phim ăn khách nhất lịch sử Ấn Độ” mà “3 Idiots” đang sở hữu.
Chỉ trong 10 ngày kể từ khi khởi chiếu, tác phẩm này vượt mốc 1 tỷ rupee (tương đương 17 triệu USD) và kết thúc chuỗi ngày tại rạp với con số khổng lồ 3,85 tỷ rupee (65 triệu USD).
Khi xem 3 Idiots, khán giả được sống trong thế giới của tuổi trẻ, của đam mê, hoài bão… với những người bạn mà hẳn ai cũng ao ước có ở bên.
Không chỉ xoay quanh tình bạn, bộ phim còn là bản tình ca lãng mạn, những câu chuyện xúc động về tình cảm gia đình và cả tình thầy trò.
Lấy bối cảnh tại Học viện Cơ khí Hoàng gia ICE ở Delhi, bộ phim kể về ba người bạn thân thiết với nhau ngay từ những ngày đầu bước vào trường.
Họ gồm Farhan (R. Madhavan thủ vai) – người đam mê nhiếp ảnh nhưng phải học nghề kỹ sư theo nguyện vọng của cha; Raju (Sharman Joshi) – người phải học với mong muốn giúp gia đình thoát nghèo.
Và Rancho (Aamir Khan) – anh chàng thông minh, tài năng và cũng vô tư nhất.
Khác với hai người bạn của mình, thứ đưa Rancho tới với ICE chính là niềm đam mê máy móc và anh học hoàn toàn vì nhiệt huyết con tim.
“3 chàng ngốc” là bộ phim được cấu trúc rất chặt chẽ với nhiều chi tiết đắt giá, đan cài đầu cuối khiến bộ phim trọn vẹn và để lại nhiều dư vị.
Bộ phim khá dài nên có đủ thời lượng dành cho những chi tiết nhỏ, đề cập tới hoàn cảnh sống cũng như tính cách của các nhân vật, tạo nên chân dung một xã hội rất thực của Ấn Độ, cũng như ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Có lẽ bất cứ ai xem phim cũng có thể bắt gặp hình ảnh của chính mình trên phim, trong môi trường học đường mà các nhân vật phải trải qua, hay ở hoàn cảnh gia đình mỗi người mỗi vẻ.
Nếu không có ước mơ, bạn chỉ có thể làm thuê cho ước mơ người khác.
Rancho từng nói 4 năm tại trường đại học sẽ giết chết 40 năm tiếp theo của cuộc đời bạn. Điều đó đúng với “Kẻ im lặng” Chatur.
Học 18 tiếng một ngày, tin rằng chỉ có học thuộc lòng mọi công thức trong sách, tuân theo các luật lệ, và luôn là một sinh viên xuất sắc. Đó là chân dung của một Chatur trong “Ba chàng ngốc”.
Hoặc đúng cả với Farhan. Cố gắng đến kiệt sức để bước chân vào trường cơ khí hoàng gia trong khi ước mơ thực sự của bản thân lại là nhiếp ảnh.
Và có thể, là đúng với rất nhiều người trẻ. Trong cả bộ phim, không một lần đạo diễn nhắc đến ước mơ của Chatur. Hoặc đơn giản, vì Chatur không có ước mơ. Cái mà Chatur theo đuổi, chỉ là thành công.
Ở cuối phim, khi Chatur chạy theo Rancho – cũng chính là nhà khoa học Wangdu mà công ty mình đang thèm khát có được đã nói: “Rancho, tôi sẽ mất việc. Tôi còn con nhỏ.”
Chẳng có ai chiến thắng trong cuộc chiến mà Chatur tự huyễn hoặc bản thân trong suốt 10 năm qua. Chỉ là ngay từ đầu Chatur đã thua, thua thảm bại.
Bởi vậy, nếu không có ước mơ, bạn chỉ có thể làm thuê cho ước mơ người khác.
Đó là những lời mở đầu câu chuyện của Farhan. Farhan đến trường cơ khí hoàng gia, để thực hiện ước mơ trở thành một kỹ sư – ước mơ của bố cậu, chứ không phải ước mơ của bản thân. 4 năm sau, ngay trước kỳ thi cuối cùng ở trường đại học, Farhan đã nói với bố:
– Con không thích kỹ thuật, vì thế con sẽ trở thành một kỹ sư tồi.
– 5 năm nữa, khi con thấy bạn mình mua nhà, mua ô tô, con sẽ nguyền rủa bản thân mình.
– Cuộc sống của 1 kỹ sư sẽ chỉ mang lại cho con sự thất vọng, lúc đó con sẽ nguyền rủa bố. Con thà nguyền rủa mình còn hơn.
Bố, điều gì sẽ xảy ra nếu con trở thành 1 nhiếp ảnh gia? Con sẽ kiếm ít tiền hơn, mua 1 cái xe nhỏ hơn và có 1 ngôi nhà nhỏ hơn. Nhưng con sẽ hạnh phúc. Con sẽ rất hạnh phúc.
Vì vậy “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.”
Vẫn còn rất nhiều tình tiết hay trong phim sẽ giúp bạn chiêm nghiệm ra nhiều thứ.
Top 3 những bộ phim truyền cảm hứng trong học tập giúp bạn có động lực và có phương pháp tốt. Mỗi bộ phim là mỗi một ý nghĩa khác nhau nhưng truyền tải một cách sâu sắc. Hãy tiếp tục cuộc hành trình còn đang dang dở của chính mình.
Ngoài ra, top 3 những bộ phim truyền cảm hứng trong học tập có thể sẽ giúp bạn tạo động lực trong học tập, hoàn thành mục đích của chính bản thân mình. Hãy dành một ít thời gian để xem những bộ phim này, nó như một liều thuốc tinh thần dành cho bạn trong những lúc khó khăn. Các bạn có thể
xem thêm tại đây để cùng trải nghiệm.