Diễn Đàn Văn Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Văn Thơ

Giao Lưu Thơ Văn - Không Chính Trị - Tôn Giáo
 
Trang ChínhTrang Chính  Trang ChủTrang Chủ  Sự kiện  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share | 
 

 Tìm Hiểu Về Thơ Đường luật

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Văn Thơ Forum
Vip
Vip
Văn Thơ Forum

Tổng số bài gửi : 322
Xem : 79022
Ngày Tham Gia : 07/04/2014
Đến từ : Hồ Chí Minh

Tìm Hiểu Về Thơ Đường luật Empty
06062014
Bài gửiTìm Hiểu Về Thơ Đường luật

Thơ Ðường Luật
Cách Gieo Vần, Nguyên Tắc Đối, và Luật Bằng Trắc
 
Vĩnh Liêm

Thơ Đường Luật còn có những tên gọi khác nhau như: Thơ Đường, Đường Thi, Thất Ngôn Bát Cú và Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Thơ Đường Luật có 2 loại: Tứ Tuyệt (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 4 câu) và Bát Cú (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 8 câu). Trong bài này, người viết chỉ lạm bàn tới thể Thất Ngôn Bát Cú mà thôi.

I. Cách Gieo Vần-Thơ Đường Luật có luật lệ nhất định của nó, bạn không thể biến chế một cách khác được. Cách gieo vần như sau:
- Suốt bài thơ chỉ gieo theo một vần mà thôi. Ví dụ: Vần ôi thì đi với ôi, vần ta thì đi với ta hoặc tà.
- Trong bài thơ có 5 vần được gieo ở cuối câu đầu (tức câu số 1) và ở cuối các câu chẵn (tức câu 2, 4, 6 và Cool.
- Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hòn, nonmòncon... Nếu gieo vần mưa 
với mây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận hayép vậnchẳng hạn như: in với tiên.

II. Nguyên Tắc Đối-Các câu đối với nhau phải thật chỉnh, cả về ý, về tình, về thể loại từ ngữ, v.v... Thể loại từ ngữ tức tính từ phải đối với tính từdanh từ phải đối với danh từđộng từ phải đối với động từ, v.v... 
Trong bài thơ có 4 phần: Đề (gồm có Phá đề và Thừa đề), Thực hoặc Trạng, Luận, và Kết.

1. Đề gồm có hai phần: 
Phá đề (câu thứ 1): 
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Thừa đề (câu thứ 2): 
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

2. Thực hoặc trạng (câu thứ 3 và câu thứ 4): Hai câu này phải đối với nhau.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

    Ghi chú: Lom khom đối với lác đác (trạng tự) và bằng đối với trắcTiều đối với chợ (danh từ) và bằng đối với trắcChú đối với nhà (danh từ) và trắc đối với bằng.

3. Luận (câu thứ 5 và câu thứ 6): Luận có nghĩa là luận bàn. Hai câu này bàn bạc 
thêm về nội dung của bài thơ, về phong cảnh hay về tình cảm. Hai câu này phải đối với nhau.
Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc,
Thương nhàmỏi miệng cái gia gia.

    Ghi chúNhớ đối với thương (động từ) và trắc đối với bằngNước đối với nhà (danh từ) và trắc đối với bằngĐau lòng đối với mỏi miệng (trạng từ) và bằng đối với trắc. Con quốc quốcđối với cái gia gia (danh từ) và trắc đối với bằng.

4. Kết (câu thứ 7 và câu thứ Cool: Hai câu kết không nhất thiết phải đối nhau, nhưng phải giữ luật bằng trắc.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan: Qua Đèo Ngang)
    Ghi chúDừng chân là vần bằng đối với một mảnh là vần trắc; đứng lại là vần trắc đối với tình riêng là vần bằng; nước là vần trắc đối với ta là vần bằng.

III. Luật Bằng Trắc-Luật Bằng Trắc gồm có Thanh, Luật, và Niêm.

1. Thanh-Gồm có Thanh Bằng và Thanh Trắc.
a. Thanh Bằng-là những tiếng hay chữ không có dấu (như: minh, lan, thanh, hoa...) và những tiếng hay chữ có dấu huyền (như: người, trời, tình...). 
b. Thanh trắc-Là những tiếng hay chữ có dấu sắc ( 
'} dấu hỏi ?) dấu ngã ( ~} và dấu nặng ( .). Ví dụlá, bát, tưởng, đỉnh, mũ, cũ, tự, trọ ...

2. Luật-Thơ bát cú làm theo hai luật: Luật Bằng và Luật Trắc.
a. Luật Bằng-Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần BằngVí dụ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
(1) Luật Bằng Vần Bằng-Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B là Bằng, T là Trắc và V là Vần. Luật Bằng Vần Bằng như sau:

1  B B T T T B B (V)
2. T T B B T T (V)
3. T T B B B T T
4. B B T T T B B (V)
5. B B T T B B T
6. T B T T B (V)
7. T T B B B T 
8.  B T B (V)
Ví dụ:
Cô hàng lấy sách cắp ra đây!
Xem thử truyện nào thú lại say.
Nữ  có bao xin xếp cả,
Phương hoa phỏng liệu có còn hay...?
Tuyển phu mặc ý tìm cho kỹ,
Chinh phụ thế nào bán lấy may.
Kỳ ngộ bích câu xin tiện hỏi,
Giá tiền cả đó tính sao vay.

(Hồ Xuân Hương-Hỏi Cô Hàng Sách)

b. Luật Trắc-Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Trắc. Ví dụ:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

(1) Luật Trắc Vần Bằng-Luật Trắc Vần Bằng nhu sau:

1. T T B B T B (V)
2. B B T T B B (V)
3. B B T T B B T
4. T T B B T B (V)
5. T T B B T T
6. B B T T T B B (V)
7. B B T B T
8.[size=9]  
T B B T B (V)

Ví dụ:
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì?
Thương chồng nên khóc tỉ  ti.
Ngọt bùi, thiếp nhớ mùi cam thảo,
Cay đắng, chàng ơi, vị quế chi.
Thạch nhũ, trần , sao để lại,
Quy thân, liên nhục, tẩm mang đi.
Dao cầu, thiếp biết trao ai nhỉ?
Sinh , chàng ơi, tử tắc quy.

(Hồ Xuân Hương-Bà Lang Khóc Chồng)

Chú Thích: Những chữ có gạch ở dưới (chữ thứ 2, 4 và 6) đều phải theo đúng luật, còn những chữ khác (trừ chữ ở cuối câu) có thể không cần phải theo luật. Mẹo để nhớ:
        Nhất (chữ thứ 1), tam (chữ thứ 3), ngũ (chữ thứ 5) bất luận
        Nhị (chữ thứ 2), tứ (chữ thứ 4), lục (chữ thứ 6) phân minh
Nghĩa là chữ thứ nhấtthứ ba và thứ năm không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật; còn chữ thứ haithứ tư và thứ sáu thì bắt buộc phải theo luật (phân minh). Nếu không theo luật thì gọi là thất luật.

3. Niêm-Những chữ phải đi cặp với nhau và dính với nhau. 
Ví du:Luật Bằng Vần Bằng.
Câu 1 niêm với câu 8
1.B B T T T B B (V)
Câu 2 niêm với câu 3
2. T T B B T T (V)
3. T T B B T T
 
Câu 4 niêm với câu 5
4. B B T T T B B (V)
5. B B T T B B T

Câu 6 niêm với câu 7
6. T T B T T B (V)
7. T T B B B T T

Câu 8 niêm với câu 1
8.B T T B (V)

Ví dụ: Luật Trắc Vần Bằng.
Câu 1 niêm với câu 8
1. T B B T B (V)
Câu 2 niêm với câu 3
2. B B T T B B (V) 
3. B T T B B T
Câu 4 niêm với câu 5
4. T T B B T B (V) 
5. T B B T T
Câu 6 niêm với câu 7
6. B B T T T B B (V) 
7. B T B T
Câu 8 niêm với câu 1
8. T B B T B (V)

Cũng có trường hợp nhà thơ làm sai luật, thay vì đang ở Luật Bằng thì lại đổi sang Luật Trắc. Vì Niêm không đi với nhau nên gọi là Thất Niêm.
Ví dụ: Dùng bài thơ Cảnh Làm Lẽ (Lấy Chồng Chung) của Hồ Xuân Hương (đúng niêm luật) để đổi sang thất niêm (xem chữ thứ 2 có gạch dưới):

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Năm thì mười họa, nên chăng chớ,
Một tháng đôi lần, có cũng không...
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Đổi thành thất niêm

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng (thất niêm),
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.

Năm thì mười họa, nên chăng chớ,
Một tháng đôi lần, có cũng không...
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong.

    Chú ý: Dù chỉ đặt sai có một câu (câu thứ 3) nhưng bị thất niêm toàn bài thơ. Thế mới biết luật thơ Đường khắt khe biết dường nào!

Khi làm thơ Đường Luật thì phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không, dù bài thơ của bạn có nội dung hay mấy đi nữa thì cũng không thể chấp nhận được.


_________________
.
Về Đầu Trang Go down

 Similar topics

-
» Danh sách 17 Luật sắp hết Hiệu lực
» DỆT THƠ - đường luật
» Luật Đường
» SỰ ĐỜI - đường luật
» SỰ ĐỜI - đường luật
Share this post on: reddit

Tìm Hiểu Về Thơ Đường luật :: Comments

No Comment.
 

Tìm Hiểu Về Thơ Đường luật

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Văn Thơ :: Forum :: Phòng Thơ Cộng Đồng (Gửi Bài Viết)-