| Trác Văn Quân | Chủ đề | Số bài | Bài gửi sau cùng |
---|
| Trác Văn Quân - 卓文君
tiểu sử tác giả
Trác Văn Quân 卓文君 là tài nữ người Lâm Cùng đời Tây Hán (nay thuộc Cùng Lai, Tứ Xuyên), giỏi đàn, thiện âm luật. Nàng xuất thân phú quý, là con của đại phú thương thời đó là Trác Vương Tôn 卓王孫, lấy chồng nhưng sớm thành quả phụ.
Tư Mã Tương Như 司馬相如 đến uống rượu nhà họ Trác, biết trong nhà có quả phụ trẻ, gảy khúc "Phượng cầu hoàng" do chàng sáng tác. Văn Quân nửa đêm bỏ nhà theo Tương Như, hai người tới Thành Đô sống một thời gian nhưng nhà nghèo nên lại trở về Lâm Cùng, mở quán bán rượu.
Tương truyền Tư Mã Tương Như sau khi làm bài "Trường Môn phú" nói lên nỗi lòng A Kiều, giúp nàng lấy lại được sủng ái của quân vương thì chàng cũng trở thành người trong mộng của bao nhiêu tiểu thư mệnh phụ chốn kinh thành, chàng quên mất Trác Văn Quân tài hoa đa tình đang mỏi mắt chờ chàng ở chốn Thành Đô. Rồi một hôm nàng đang ngồi tựa cửa, chợt có người dâng đến một phong thư của chàng, mở bức lụa trắng tinh mà lòng những xốn xang. Nào ngờ trên mảnh lụa chỉ vỏn vẹn vài chữ "Một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mười trăm ngàn vạn". Thưa thớt như bước chân người trở về, lạt lẽo như lòng kẻ phụ phàng. Người đưa thư còn bảo chàng dặn lấy hồi âm ngay. Tâm cuồng ý loạn, vừa hận vừa đau nàng cầm bút đề luôn một mạch:
"Sau khi một biệt, lòng gởi hai nơi,
chỉ hẹn rằng ba bốn tháng,
nào ngờ lại năm sáu năm,
bảy dây trống trải đàn cầm,
tám hàng thư không thể gởi,
chín mối bội hoàn dang dở,
mười dặm trường đình mỏi mắt ngóng trông,
trăm tương tư, ngàn dằn vặt, muôn chung nào nỡ oán chàng.
Vạn lời ngàn tiếng nói sao đang,
trăm cô liêu tựa mười hiên vắng,
mùng chín tháng chín lên cao trông lẻ nhạn,
tháng tám trung thu tròn trăng chẳng thấy người,
tháng bảy nửa vầng hương cầm đuốc hỏi ông trời,
tháng sáu phục hiên ai ai lay quạt lạnh lòng ai,
tháng năm lửa lựu lập loè sầm sập mưa dầm hoa tả tơi,
tháng tư tỳ bà lạnh vắng người toan soi gương tâm ý loạn,
chợt hối hả tháng ba hoa đào theo nước trôi,
tháng hai gió gảy tiếng rã rời.
Ôi! chàng, chàng ơi,
nguyện cho được sau một kiếp,
chàng hoá gái để em làm trai."
Tư Mã Tương Như nhận thư giật mình, chiều hôm ấy xe ngựa cao quý nhằm hướng Thành Đô mà trở về.
****
Trác Văn Quân nổi tiếng tài sắc
Nhờ tài thơ phú tuyệt đỉnh mà Trác Văn Quân đã khiến Tư Mã Tương Như từ bỏ ý định lập thiếp và trở về sống cùng mình đến đầu bạc răng long.
Tư Mã Tương Nhưlà nhà viết từ, nhà âm nhạc nổi tiếng thời Tây Hán Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm. Vì ngưỡng mộ đức độ làm người của Lạn Tương Như nước Triệu thời Chiến quốc, cho nên tự đặt tên cho mình là "Tương Như". Ông nuôi ý chí phải làm việc lớn cho đất nước. Gia cảnh Tư Mã Tương Như nghèo khó, thời Hán Cảnh Đế, ông theo đuổi Lương Vương, viết những bài từ gảy đàn ngay trên đất Lương, cho nên cuộc sống trở nên dư dật hơn.
Lương Vương rất tâm đắc với tài nghệ của Tương Như, liền ban cho ông cây đàn cổ quý hiếm mang tên Lục Kỳ. Khổ nỗi là Lương vương đoản thọ, sau khi Lương Vương qua đời, thì Tư Mã Tương Như cũng mất đi chỗ dựa, ông đành phải lang thang đó đây, cuối cùng đến ở nhờ nhà người bạn thân của mình tên là Vương Cát - một huyện nhỏ biên giới Tứ Xuyên, sống quãng ngày ăn nhờ ở vạ.
.....
Ở đó có một người đàn ông giàu có tên là Trác Vương Tôn, ông có cô con gái tên Trác Văn Quân mới 17 tuổi. Văn Quân xinh đẹp khó ai bì kịp, không những giỏi chơi đàn, mà còn có tài làm thơ nữa. Ông vốn định gả con gái Trác Văn Quân cho Nhất Hoàng Tôn, không ngờ lễ cưới chưa thành thì Hoàng Tôn đã mất sớm, Trác Văn Quân trở thành góa bụa, ở lại phụng dưỡng cha.
Một hôm, Trác Vương Tôn mời Vương Cát đến nhà ăn cơṃ, Tư Mã Tương Như cũng được mời đến dự theo bạn mình. Trong bữa tiệc, việc làm những bài từ và gảy đàn để góp vui cho bầu không khí là không thể thiếu được. Được biết con gái ông Trác Vương Tôn tài sắc vẹn toàn, Tư Mã Tương Như liền gảy bản nhạc "Phượng cầu hoàng". Từ lâu Trác Văn Quân đã ngưỡng mộ tài nghệ của Tư Mã Tương Như, nàng bèn núp sau mành nghe trộm, từ tiếng đàn thiết tha, đắm đuối, nàng đã lĩnh hội được tình tứ của Tư Mã Tương Như.
....
Chỉ cần nghe tiếng đàn, Trác Văn Quân đã cảm được tình tứ của Tư Mã Tương Như. (ảnh minh họa)
Không lâu sau đó, Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân đã yêu nhau thắm thiết, nhưng lại bị ông Trác Vương Tôn phản đối kịch liệt. Không còn cách nào khác, hai người liền cùng nhau bỏ trốn đến Thành Đô - quê hương Tư Mã Tương Như. Do điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, Văn Quân liền lấy đồ trang sức của mình mang theo đi cầm cố để mở một quán rượu, làm kế sinh nhai.
Văn Quân đích thân đứng bán ngoài cửa hàng, còn Tương Như thì đi làm công. Tin này đến tai cha Trác Văn Quân, vì sĩ diện nên ông liền cho trăm người hầu đến nhà con gái mình, rồi cho tiền vàng bạc triệu, lại thêm rất nhiều của hồi môn, từ đó đời sống của hai người trở nên giàu có, an nhàn, có thể uống rượu làm thơ, đàn hát suốt ngày.
Sau thời Hán Cảnh Đế, Hán Vũ Đế lên ngôi, sau khi xem tác phẩm của Tư Mã Tương Như, Vũ Đế lấy làm thích thú, bèn triệu gặp ông. Tư Mã Tương Như sáng tác bài "Thượng Lâm Phổ" bằng tài trí của mình, ca ngợi quang cảnh hoành tráng khi nhà vua săn bắn. Hán Vũ Đế ưa được kể công cho nên lấy làm khoái trí, liền phong Tư Mã Tương Như làm chức Lang Quan. Thế là Tư Mã Tương Như rất đắc chí, hài lòng ở lại Tràng An, còn Trác Văn Quân thì vẫn ở Thành Đô, cô đơn, lẻ loi sống trong căn nhà lạnh lẽo, kiên tâm đợi chồng trở về.
....
Đọc bài thơ đầy thương cảm của vợ, Tư Mã Tương Như hết sức cảm động, ông liền xóa bỏ ý định lấy vợ lẽ và về quê sống cùng vợ. (ảnh minh họa)
Sau khi đến Tràng An lâu ngày, khi về Thành Đô, thấy dung nhan của Trác Văn Quân trở nên già đi, Tương Như nảy sinh ra ý nghĩ lấy vợ lẽ. Trác Văn Quân biết tin, trong lòng rối bời, liền viết bài thơ "Bạch đầu ngâm", lại thêm một bài "Giã biệt thư", bài thơ có đoạn: "Mong được tấm lòng anh, bạc đầu không chia cách". Đọc bài thơ đầy thương cảm của vợ, Tư Mã Tương Như hết sức cảm động, nhớ lại quãng năm tháng hai vợ chồng “đồng cam cộng khổ” đầy nghĩa tình với nhau, ông liền xóa bỏ ý định lấy vợ lẽ, rồi trở về quê cũ với Trác Văn Quân.
Từ đó, Tương Như từ bỏ ý định lấy vợ lẽ, hai vợ chồng chung sống với nhau cho đến khi từ giã cõi đời. Bài thơ "Bạch đầu ngâm" của Trác Văn Quân tình sâu nghĩa nặng, rung động lòng người và được lưu truyền cho đến tận ngày nay.
| 0 | 0 | | | Quyết Biệt Thư 一別之後,兩地相思,說的是三四月,卻誰知是五六年。七弦琴無心彈,八行書無可傳,九連環從中折斷。十里長亭望眼欲穿。百般怨,千般念,萬般無奈把郎怨。萬語千言道不盡,百無聊賴十憑欄。重九登高看孤雁,八月中秋月圓人不圓。七月半燒香秉燭問蒼天,六月伏天人人搖扇我心寒,五月榴花如火偏遇陣陣冷雨澆花端,四月枇杷黃,我欲對鏡心意亂,三月桃花隨流水,二月風箏線兒斷。噫!(億)郎呀郎,巴不得下一世你為女來我為男。 Dịch: Một lần chia biệt Hai nẻo tương tư Nói rằng ba, bốn tháng Ai ngờ năm, sáu năm Đàn bảy dây không muốn gảy Tám lối viết không còn hồn Bài ca chín khúc đứt đoạn Đình mười dặm ngóng trông mỏi mòn Trăm nỗi ai oán Ngàn nỗi nhớ mong Vạn niềm trách chàng chẳng đừng. Vạn tiếng ngàn lời nói chẳng hết Trăm điều buồn bã, mười phần chán ngán Ngày chín tháng chín lên cao trông nhạn Trung thu tháng tám trăng tròn mà người chẳng tròn Tháng bảy ngày rằm, đốt hương thắp đèn khấn nguyện trời xanh Ngày nóng tháng sáu mọi người phe phẩy quạt mà lòng thiếp lạnh giá Tháng năm lửa lựu lập lòe bỗng gặp mưa trận xối nát tan Tháng tư tỳ bà chín vàng, thiếp vừa muốn soi gương lòng rối bời bời Hoa đào tháng ba mặc cho nước cuốn Tháng hai thả diều đứt dây Ôi! (Ức = nhớ) chàng hỡi chàng! Chỉ mong kiếp sau chàng là gái thiếp làm nam nhi. (Ngư Ca Tử dịch) Chú Thích:1. 皚如山上雪,皎若雲間月: Ngai như sơn thượng tuyết, hiệu nhược vân gian nguyệt: nói về bản thân trong trắng và cao đẹp của người phụ nữ, tức chỉ cho bản thân Văn quân. 2. 鬥酒會: Đấu tửu hội: Đấu là vật dụng đựng rượu, câu này tả cảnh tiệc rượu đêm trước ngày chia tay tiễn chồng lên kinh. Để rồi sáng ra, tạm biệt nhau nơi cuối con hào nước. 3. 躞蹀: Tiệp điệp: dáng vẻ lững thững bồi hồi. 4. 東西流: Đông tây lưu: đông tây là dùng theo lối thiên nghĩa, tức chỉ hướng đông, chảy ra đông. Trách Tương Như sao để tình nghĩa vợ chồng theo dòng nước chảy ra biển đông, một đi không còn trở lại! 5. 一心人: Nhất tâm nhân: Người không có hai lòng. Người con gái lấy chồng chỉ mong được người một lòng yêu mến, không thay lòng đổi dạ.6. 竹竿: Trúc can: cần câu. Dân gian Trung quốc thường mượn chuyện câu cá để nói lên chuyện tình cờ nam nữ gặp nhau. 7. 嫋嫋: Niễu niễu: động thái cần câu, chỉ sự lay động. 8. 簁簁: Si si: Dáng cá quẫy đuôi. 9. 意氣: Ý khí: tình nghĩa.Đôi dòng xuất xứ:Tương Như nghèo khổ khảy bài Phượng cầu hoàng mà lấy được lòng Trác Văn Quân phú quý và cưới nàng về làm vợ, cuộc sống nghèo khổ qua ngày. Sau đó Hán Vũ Đế lên ngôi, Tương Như được làm Tư Mã. Thời gian Tương Như lên Trường An làm quan chừng đã 5, 6 năm, Trác Văn Quân nhiều lần gửi thư nhưng không được hồi đáp. Tư Mã Tương Như từ ngày phú quý quên tình vợ quê, muốn cưới người con gái ở Mậu Lăng làm thiếp. Tương Như bèn gửi cho Văn quân lá thư chỉ ghi một dãy số: "一、二、三、四、五、六、七、八、九、十、百、千、萬". Trong dãy số đếm này thiếu chứ 億, chữ này còn có nghĩa là nhớ. Ý của Tư mã như thế đã rõ, ông không muốn nhớ đến tình nghĩa vợ chồng nữa. Văn Quân hiểu được ý đó nên làm bài Bạch Đầu Ngâm gửi cho Tư Mã và kèm thêm phong thư Quyết Biệt. Điều đáng nói là bài thơ của Văn Quân có thêm chữ ức (億), tức là vẫn nhớ đến tình nghĩa vợ chồng xưa. Tương Như đọc xong cảm được tình nghĩa ấy nên mới thôi cưới thiếp, sau đó rước Văn Quân lên Trường An. Bản Phượng Cầu Hoàng:
| 0 | 0 | | |
白頭吟
|
Bạch đầu ngâm
|
Khúc ngâm đầu bạc (Người dịch: Điệp luyến hoa)
|
皚如山上雪, 皎若雲間月。 聞君有兩意, 故來相決絕。 今日斗酒會, 明旦溝水頭。 躞蹀御溝上, 溝水東西流。
淒淒復淒淒, 嫁娶不須啼。 願得一心人, 白頭不相離。 竹竿何嫋嫋, 魚尾何簁簁。 男兒重意氣, 何用錢刀為。
|
Ngai như sơn thượng tuyết, Kiểu nhược vân gian nguyệt. Văn quân hữu lưỡng ý, Cố lai tương quyết tuyệt. Kim nhật đấu tửu hội, Minh đán câu thuỷ đầu. Tiệp điệp ngự câu thượng, Câu thuỷ đông tây lưu.
Thê thê phục thê thê, Giá thú bất tu đề. Nguyện đắc nhất tâm nhân, Bạch đầu bất tương ly. Trúc canhà niệu niệu, Ngư vĩ hà si si. Nam nhi trọng ý khí, Hà dụng tiền đaovi.
|
Trắng như tuyết trên núi, Sáng tựa trăng giữa mây. Nghe lòng chàng hai ý, Thiếp đành đoạn tình này. Hôm nay chén sum họp, Đầu sông tiễn sớm mai. Lững thững theo dòng nước, Nước mãi chảy đông tây.
Buồn đau lại buồn đau, Vợ chồng chẳng nên than. Mong người lòng chỉ một, Bạc đầu chẳng xa nhau. Chiếc cần sao lay động, Đuôi cá sao cong cong. Nam nhi trọng ý khí, Sao tiền bạc thay lòng.
|
"Tây kinh tạp ký" viết bài này do Trác Văn Quân làm, một số sách khác như "Tống thư", "Nhạc phủ thi tập", "Ngọc đài tân vịnh" đều chép là khuyết danh. Hiện chưa rõ bài này do Trác Văn Quân làm hay là một bài dân ca do Trác Văn Quân sưu tập.
nguồn: st
| 0 | 0 | |
| | Đang truy cập Diễn Đàn này: Không
| Người Điều Hành: | Không | Permissions in this forum: | Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| Đang truy cập Diễn Đàn này: Không
| |
| | Bài viết mới Bài viết mới [được ưa thích] Bài viết mới [đã bị khoá] | Không có bài viết mới Không có bài viết mới [được ưa thích] Không có bài viết mới [đã bị khoá] | Thông Báo Diễn Đàn Văn Thơ Diễn Đàn Văn Thơ
|
|
| |